Việc các cặp vợ chồng cãi nhau nhiều hơn sau khi sinh em bé là điều rất phổ biến. Nghiên cứu cho thấy đặc biệt ở những cặp đôi khi mới làm cha mẹ, họ tranh luận trung bình nhiều hơn 40% sau khi con họ chào đời. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của những mâu thuẫn vợ chồng sau khi có em bé và những lời khuyên để giải quyết chúng. Một trong những yếu tố lớn nhất dẫn đến căng thẳng và các vấn đề trong các mối quan hệ sau khi sinh con là sự mệt mỏi. Tiếp đó, sự choáng ngợp và trách nhiệm của việc làm cha mẹ mới, tài chính nuôi dạy con cái và sự tương tác vợ chồng. Tất cả các yếu tố trên góp phần gây ra sự rạn nứt trong hôn nhân sau khi có con. Căng thẳng và thiếu ngủ sau khi sinh con Thiếu ngủ có thể gây căng thẳng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày. Khi bạn vừa mới sinh con, bạn có thể cảm thấy dường như mình đang phải đấu tranh về ngủ, trong khi chồng thì ngủ ngáy o o, nhưng các chị em lại cảm thấy mình phải vật lộn để mong được ngủ. Bạn có thể thấy mình bực bội vì không thể - hoặc tranh cãi về việc ai sẽ đến lượt trông em bé khi nó thức dậy. Mặc ngủ ít hơn trung bình hoặc ít hơn dự kiến, có nhiều cách để tránh làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Hãy cố gắng nhớ rằng chồng bạn cũng trải qua điều tương tự như nhau, và phần lớn cảm xúc mà bạn cảm thấy là do cả vợ chồng đều kiệt sức. Cố gắng nói chuyện cùng nhau và đồng ý một kế hoạch có thể phù hợp với cả vợ chồng khi bạn tương đối bình tĩnh trở lại. Ví dụ, có thể là thay phiên nhau thức dậy vào giữa đêm hoặc đồng ý hỗ trợ nhau. Và, nếu có thể, hãy cố gắng cho mình một đêm nghỉ khi bạn có cơ hội bằng việc đừng ngại ngần yêu cầu mọi người trong gia đình giúp đỡ. Nếu người chồng bận rộn đi làm hàng ngày, có thể hỗ trợ vợ nhiều hơn vào những ngày được nghỉ cuối tuần. Vấn đề tài chính sau khi có con Tiền hoặc thiếu tiền cũng có thể là nguyên nhân gây căng thẳng cho các cặp vợ chồng. Đối với nhiều cha mẹ mới, việc điều chỉnh cuộc sống với mức thu nhập giảm hoặc chỉ một có nguồn thu nhập có thể đặc biệt khó khăn. Thông thường, những vấn đề về tiền bạc đã tác động lớn tới cảm xúc, chẳng hạn như mất độc lập tài chính hoặc cảm thấy áp lực phải cung cấp cho gia đình. Bạn nên nghĩ rằng sau khi sinh con, vấn đề tài chính gia tăng là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ mình bạn, tất cả gia đình khác đón chào em bé mới ra đời cũng cần đầu tư về tài chính, đó là một phần của cuộc sống. Bạn đang ở vị trí và trách nhiệm làm cha mẹ cao cả, nuôi con là việc làm có ý nghĩa trong cuộc đời của những người làm cha mẹ. Chia nhau việc sau khi sinh con Rất nhiều cặp vợ chồng cãi nhau vì việc nhà sau khi sinh con. Khi mà tất cả mọi người đều cảm thấy kiệt sức, thì việc mọi thứ có thể dễ dàng bị xáo trộn - đặc biệt là nếu một trong hai thấy người kia không làm phần việc của họ. Mặc dù nghe có vẻ hơi trẻ con nhưng đây là sự thực, việc lập ra kế hoạch và nguyên tắc chia nhau trách nhiệm sẽ tránh được phẫn nộ và những mâu thuẫn nhỏ nhặt. Dành chút thời gian nói về ai nên làm công việc gì và khi nào, hoặc không nhất thiết chỉ làm việc của riêng mình được giao, hỗ trợ nhau khi có thể chủ động được thời gian để cả hai có thể cùng giúp nhau giảm áp lực. Mối quan hệ thể xác sau khi sinh Mặt thể chất của một mối quan hệ cũng có thể thay đổi đáng kể, do kiệt sức, đối phó với tác động thể chất và cảm xúc của việc sinh nở, và những đòi hỏi của cuộc sống với một đứa trẻ sơ sinh. Tất cả những điều này có thể làm ảnh hưởng đời sống tình dục trở lại sau khi sinh. Một cách để có suy nghĩ tích cực là sự kiên nhẫn, hài hước, hiểu biết và sẵn sàng tìm ra những cách mới để thể hiện tình cảm thể xác cho đến khi cả hai vợ chồng cảm thấy sẵn sàng để quan hệ tình dục trở lại. Quyết định nuôi dạy con sau khi sinh con Một số cha mẹ thấy rằng họ có quan điểm khác nhau về cách nuôi dạy con cái có thể gây ra xung đột. Khi vợ hoặc chồng cho rằng cách thức nuôi dậy con của riêng mình là hơp lý và và làm suy yếu sự tự tin của người kia. Lúc này cả hai cần ngồi lại thảo luận và đưa ra quan điểm và có một giải pháp chung. Chấp nhận rằng bạn có thể có những cách chăm sóc em bé khác nhau cũng rất quan trọng. Chỉ vì bạn làm những việc khác nhau không có nghĩa là một cách đúng hay sai. Những gì các bà mẹ mới trải qua? Những người mẹ mới thường bị choáng ngợp bởi vai trò thay đổi của họ trong cuộc sống. Trong khi trước đây họ là những cá nhân có nhiều thời gian để gặp bạn bè hơn, năng động trong nghề nghiệp, thì bây giờ lúc nào họ cũng đầu tắp mặt tối chỉ với em bé sơ sinh. Bây giờ họ có thể cảm thấy ít quan trọng hơn khi mỗi ngày của họ lúc nào cũng chỉ bận rộn thay tã, cho ăn và làm việc vặt. Là những người cha, có thể giúp đỡ và an ủi những người mẹ mới bằng cách cố gắng hiểu ngày bận rộn của vợ mình. Đừng mong đợi công việc sẽ được hoàn thành, ngôi nhà sạch sẽ và bữa tối sẽ ở trên bàn khi bạn trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả. Thay vào đó, khi bạn về đến nhà, hãy hỏi vợ mình về ngày của cô ấy ra sao và cách bạn có thể giúp đỡ. Đưa ra ý kiến chăm sóc em bé sơ sinh một mình để người vợ có thể nghỉ ngơi là điều rất cần thiết. Chăm sóc em bé một mình cũng là cách tốt nhất để bạn làm quen với chúng và thiết lập một mối quan hệ làm cha thực sự. Người mẹ mới cũng có thể mặc cảm với hình ảnh cơ thể của họ. Ngực của họ trông khác nhau, hông của họ rộng hơn, và có thể khó hơn so với ban đầu họ nghĩ là sẽ mất đi một chút mỡ thừa. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách trấn an người vợ về ngoại hình của. Không những vậy, phụ nữ sau khi sinh có thể đối mặt với trầm cảm sau sinh, đây là vấn đề không nên bỏ qua và cần được chồng và người thân trong gia đình quan tâm. Những ông bố mới trải qua những gì? Những người cha mới đôi khi cảm thấy mình bị bỏ rơi và bị cô lập. Họ thậm chí có thể xem em bé mới là một người cạnh tranh để vợ chú ý. Kết quả là, họ có thể đi tiêu tiền và trở nên chán nản. Là vợ, bạn có thể giúp đỡ bằng cách bao gồm chuyện trò nhiều hơn và cùng nhau chăm sóc em bé sơ sinh hoặc thể hiện quan tâm chồng bằng một cách khác. Đối với em bé, người chồng của bạn có thể làm những điều khác với bạn, do vật hãy cố gắng nhìn mọi thứ tích cực hơn. Đàn ông cần phải làm mọi thứ theo cách riêng của họ, và mọi thứ sẽ ổn thôi. Sau cùng cả hai nên làm gì? Thực sự không có gì ngạc nhiên khi bạn chịu nhiều áp lực hơn, có ít thời gian rảnh hơn và ngủ ít hơn bình thường, sự bất đồng thường xuyên xảy ra hơn sau khi sinh con. Nhưng nếu những cuộc tranh luận sau khi sinh này bắt đầu gây ra những rạn nứt thực sự, thì nó là một điều đáng báo động và cả hai cần lùi lại một bước và suy nghĩ. Tất cả những cuộc cãi vã thường có giai đoạn, chỉ cần vượt qua được giai đoạn đỉnh điểm thì mọi thứ sẽ ổn, nhưng điều quan trọng là cả hai biết thông cảm nhường nhịn và đặt bản thân vào vị trí của người khác thì mọi thứ sẽ dần được cải thiện. Hãy nghĩ rằng em bé sinh ra là điều may mắn và tự hào khi được làm cha làm mẹ, vì con mà cha mẹ cùng học cách chấp nhận, cho đi nhiều hơn, buông bỏ nhiều hơn chứ không phải là so sánh hơn thua.