Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Không muốn bị “rạch tầng sinh môn”?Áp dụng ngay các cách sau để tăng cường sự co giãn của cơ đáy chậu.

Mục đích của việc rạch tuần sinh môn là để sinh em bé được dễ dàng hơn, vết rách cũng dễ dàng khâu lại được tuy nhiên nó cũng trở thành nỗi ám ảnh của không ít bà mẹ. Nếu mẹ nào không muốn bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường thì có thể thông qua các cách như mát xa, vận động để tăng sự co giãn của

Mục đích của việc rạch tuần sinh môn là để sinh em bé được dễ dàng hơn, vết rách cũng dễ dàng khâu lại được tuy nhiên nó cũng trở thành nỗi ám ảnh của không ít bà mẹ. Nếu mẹ nào không muốn bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường thì có thể thông qua các cách như mát xa, vận động để tăng sự co giãn của cơ đáy chậu! Khi mẹ bầu bước vào tuần thứ 34 của thai kì chuẩn bị cho giai đoạn lâm bồn, lúc này sẽ thường được mát xa vùng chậu, để tăng sức căng của cơ đáy chậu. Căn cứ vào thông tin trên trang web của bác sĩ Dương Tuấn Quang khoa phụ sản, việc mát xa vùng chậu có thể giảm được 9% khả năng phải rạch tầng sinh môn, ngoài ra cũng giảm 15% âm hộ bị rách, ngoài ra nhìn chung có thể giảm được 32% cảm giác đau trong quá trình sinh. Tuy nhiên do thể chất của mỗi người là khác nhau, kích thước đầu em bé cũng không giống nhau nên bác sĩ cần phải dựa vào tình hình thực tế để đứa ra quyết định.   Mát xa vùng chậu    1. Nếu tự mình mát xa thì rửa sạch tay và đặt hai ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) vào trong âm đạo tầm 5 cm ấn và đẩy hai bên thành âm đạo, khiến cho phần dưới của âm đạo giữ được sức căng, một lúc sau sẽ có cảm giác tê nóng , hơi đau, tiếp tục ấn khoảng 2 phút cho tới khi có cảm giác tê ở âm đạo 2. Mỗi lần mát xa từ 3-4 phút, lần tiếp theo sẽ đợi khoảng phút rồi tiếp tục từ 2 đến 2 lần 3. Mỗi ngày làm từ 5-10 phút, mỗi tuần làm ít nhất 3-4 lần   Khi mát xa vùng chậu cần đặc biệt chú ý   1. Đảm bảo rửa tay thật sạch trước khi thực hiện, có thể mát xa vào lúc vừa tắm xong, nếu mặc tiểu thì cần đi tiểu xong rửa sạch sẽ mới tiến hành mát xa. 2. Khi mát xa có thể dử dụng dầu oliu hoặc dầu hạt hạnh nhân để tăng độ bôi trơn, chú khi không dùng tinh dầu hoặc dầu em bé. 3. Để tránh bị nhiễm trùng âm đạo, khi mát xa cần cố gắng không chạm vào niệu đạo; nếu niệu đạo bị viêm hoặc viêm nhiễm thì không được mát xa. 4. Sau khi mát xa thường không có cảm giác đau nếu thấy đau thì nên hỏi bác sĩ hoặc y tá.   Giảm cảm giác đau khi bị “rạch tầng sinh môn” 1. Tập thể dục vừa phải Tập thể dục rất tốt cho cơ thể và tinh thần của mẹ bầu, tập thể dục một cách đều đặn vừa phải không chỉ giúp cho giảm các triệu chứng khi mang thai mà còn có giúp cho việc sinh con được thuận lợi hơn. Thông thường các mẹ có thể tập Yoga cho phụ nữ mang thai hoặc tăng cường phần thân dưới bằng cách tập Kegel. Các bài tập này sẽ giúp mở rộng và tăng độ đàn hồi của vùng chậu, các mẹ bầu rất nên tập để sinh con được dễ hơn nhé! 2. Kiểm soát cân nặng mẹ bầu Trong thời gian mang bầu cần chú ý cân nặng, không nên tăng cân quá nhanh, tổng số cân nặng tốt nhất nên đảm bảo ở mức hơn số cân cũ 12 kg. Kiểm soát cân nặng sẽ giúp giảm các nguy cơ phát sinh trong quá trình sinh nở cũng như các biến chứng khi mang thai. Việc duy trì cân nặng của thai nhi cũng giúp cho em bé không bị quá to, khó sinh, vì thế trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên chú ý chế độ ăn đầy đủ dịnh dưỡng, không nên ăn quá nhiều đồ ngọt cũng như đồ ăn nhanh nhé! 3. Thư giãn khi vào phòng sinh Một số mẹ trong quá trình sinh nở bị quá lo lắng và căng thẳng, cũng có khi dùng lực quá mạnh khiến đầu của em bé bị lao ra quá nhanh khiến âm đạo của mẹ bị rách. Chính vì thế các mẹ khi chuẩn bị sinh nên hít thở sâu, thả lỏng tâm trạng, phối hợp với bác sĩ và em bé, tin tưởng vào bác sĩ và bản thân mình có thể sinh con một cách thuận lợi, nhất định không được lo lắng quá độ nhé!   Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh 1. Tắm nước ấm: Nhiệt độ nước là 37 ° C ~ 41 ° C. Mỗi ngày từ 3- 4 lần, mỗi lần 15 phút liên tục từ 2 đến 4 tuần, để thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp vết thương nhanh lành hơn. 2. Sử dụng thuốc làm mềm phân: Sau khi rạch tầng sinh môn nếu bị táo bón rất dễ tạo áp lực nhiều hơn lên tầng sinh môn trong khi đại tiện, vì khi rặn vết mổ sẽ giãn ra và gây đau, nếu bị táo bón có thể nhờ bác sĩ tư vấn và kê thuốc làm mềm phân. Mỗi lần sau khi đi vệ sinh xong cần dùng nước ấm để rửa sạch hậu môn, sau đó dùng giấy vệ sinh mềm hoặc khăn bông sạch để nhẹ nhàng lau khô. 3. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều chất bổ sung chất dinh dưỡng, và ăn nhiều trái cây và rau quả để giúp nhuận tràng, tránh bị táo bón, ngoài ra còn giúp vết thương nhanh chóng hồi phục hơn.