Sử dụng lá trầu có mang lại hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn những thông tin về vấn đề này các bạn nhé. Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh là một trong những cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian, được nhiều mẹ áp dụng. Vậy thực hư về công dụng của lá trầu đối với trẻ sơ sinh như thế nào? Sử dụng lá trầu có mang lại hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn những thông tin về vấn đề này các bạn nhé. 1. Công dụng của lá trầu Theo kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, trong 100 gram lá trầu có chứa 2.4% tinh dầu. Thành phần chính trong lá trầu có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế các chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,… Đồng thời, lá trầu còn có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Vì vậy, lá trầu không những có tác dụng dùng để ăn (kèm với vôi và cau) mà còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt, theo kinh nghiệm dân gian, lá trầu còn có tác dụng đối với các mẹ sau khi sinh và trẻ em sơ sinh. Phụ nữ sau khi sinh có thể sử dụng để hơ mặt làm đẹp da, chống nám và chống viêm rất hiệu quả,… 2. Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh để chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian Theo kinh nghiệm dân gian, hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh được cho là có thể khắc phục một số bệnh hiệu quả cụ thể như: Trẻ hay khóc và khóc đêm: Với trẻ hay khóc hoặc khóc đêm, các bà các chị nhiều kinh nghiệm nuôi con thường dùng lá trầu để giúp chấm dứt tình trạng này của bé. Mẹ sẽ áp lá trầu ấm vào rốn rồi mẹ ôm bé vào lòng, áp bụng con vào bụng mẹ giúp bé nhanh chóng nín khóc. Hoặc các mẹ có thể đắp trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp lên mông, đùi, tay và chân của bé cũng được cho là có tác dụng tương tự. Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh giúp trẻ hết nấc cụt: Tiến hành hơ lá trầu không cho ấm, sau đó các mẹ đặt lên thóp bé và giữ nguyên khoảng tầm 10 phút, rồi cho trẻ bú ti mẹ. Cách này giúp bé hết nấc hiệu quả. Sử dụng lá trầu để làm thuốc giảm đau: những trường hợp trẻ bị phát ban hay sưng viêm nhẹ,...có thể lấy một vài lá trầu không giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ trẻ bị đau. Tiến hành thực hiện 2 – 3 lần sẽ giảm đau đánh kể. Lưu ý không đắp lên vùng da bị trầy xước. Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu cho trẻ: sử dụng lá trầu không hơ ấm và sau đó vuốt bụng cho trẻ. Các mẹ tiến hành vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới. Đây là cách mát - xa khá tốt giúp giảm bớt tình trạng đầy bụng của bé. Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu: Khi trẻ ho, mẹ hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh, đắp lên ngực để trẻ giảm ho, giúp ngủ ngon giấc hơn. Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh để nhằm khử trùng và chữa hăm cho trẻ: Cũng giống như lá trà, lá trầu có thể được ngâm hoặc đun nước để có nước khử trùng kháng khuẩn tự nhiên cho bé. Tác dụng chữa hăm cấp độ nhẹ ở trẻ cũng khá hiệu quả. 3. Các lưu ý dành cho mẹ khi hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh luôn cần phải cẩn trọng về nhiệt độ. Vì làn da trẻ mỏng manh nhạy cảm nên nếu nhiệt độ hơi nóng cũng có thể khiến trẻ bị bỏng. Mẹ không áp dụng lá trầu hơ cho trẻ sơ sinh nếu các vết sưng tấy của trẻ bị trầy xước. Các mẹ không nên dùng than trong phòng kín để hơ lá trầu. Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và trẻ sơ sinh. Không nên cho trẻ uống nước cốt lá trầu. Trẻ dưới 1 tuổi đặc biệt cần được lưu ý về thức ăn nước uống, kể cả nước cốt của những loại lá có khả năng trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Không nhất thiết buộc phải hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh nhằm giúp trẻ cứng cáp hoặc đồng thời mẹ phải hơ lá trầu để hơ cửa mình. Dù đây là kinh nghiệm dân gian rất phổ biến, song mẹ không nhất thiết phải làm điều này nếu bé và mẹ đều khỏe mạnh. Việc sinh nở cũng như điều kiện chăm sóc mẹ và bé ngày nay đều khá tốt và khác ngày xưa rất nhiều, nên quan niệm mẹ mới sinh và con trẻ buộc phải hơ lá trầu không còn thực sự phù hợp. Thực tế, hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh là một trong những cách chữa bệnh nhẹ khá hay từ đời xưa để lại. Con trẻ non nớt đều được các mẹ rất lưu ý việc hạn chế dùng thuốc tây không tốt cho trẻ, nên việc tận dụng kinh nghiệm dân gian để trị một số bệnh nhẹ cho con được áp dụng là khá phổ biến. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải lưu ý, khi hơ lá trầu cho trẻ phải rất cẩn trọng. Và nếu sử dụng lá trầu mà triệu chứng bệnh của trẻ sơ sinh không thuyên giảm, các mẹ nên đưa trẻ đến cách trung tâm Y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể. Như thế sẽ chữa trị kịp thời nhanh chóng, giúp con mau khỏe lại, cũng như tránh được việc bệnh trở nặng thêm.