Vì sao có phong tục lì xì? Trong văn hóa Trung Hoa, truyền kể rằng cách đây rất lâu, khi mọi người đang ăn mừng năm mới, quái vật đã xuất hiện. Mọi người thấy rằng những con quái vật thích lẻn đến giường của đứa trẻ và chạm vào đầu đứa trẻ vào tối ngày 30 năm mới. Ngày hôm sau, đứa trẻ trở thành "đứa ngu ngốc" hoặc ốm đau ... Rồi năm mới lại đến. Một gia đình nọ biết rằng con quái vật sẽ xuất hiện và họ đứng trước giường, rồi người mẹ đặt vài đồng xu dưới gối của đứa trẻ. Vào thời điểm đó, con quái vật đã đến, và khi nó đến cạnh giường, những đồng xu sáng vàng lên khiến con quái vật sợ hãi và bỏ chạy ... Vì vậy, cứ 30 Tết, lý do việc cha mẹ cho con phong bì là bắt nguồn từ đây. Về sau này, cho trẻ con phong phì khi Tết là để mong chúng chóng lớn và trưởng thành. Ở nước ngoài, phong bì được gọi là Lucky Money – đồng tiền may mắn, đó là "niềm tin" để người lớn bày tỏ sự chúc phúc cho trẻ em và người già. Khi phong bì đỏ lì xì được trao cho trẻ, thể hiện sự mong đợi của người lớn về trẻ em "lớn lên", "tiến bộ học tập" và "thông minh và lanh lợi", khi phong bì đỏ được trao cho người già, thể hiện mong muốn "sức khỏe", "luôn luôn nở nụ cười". Do đó, phong bì màu đỏ lì xì thực sự là một hình thức của mọi người muốn gửi gắm những điều tốt đẹp tới người thân của họ khi năm mới đến. Những điều cấm kỵ của lì xì là gì? Phong bì lì xì thường được người lớn tặng cho trẻ em hoặc cho người già. Việc trẻ em đưa phong bì lì xì cho trẻ em khác là không phù hợp. Tại sao? Bởi vì nó không phù hợp với phong tục. Theo phong tục, trẻ em chưa thể kiếm tiền và phong bì lì xì được trao cho trẻ em và người già từ những người lớn có khả năng kiếm tiền. Khi trẻ em đưa phong bì lì xì cho những đứa trẻ khác, hoặc trẻ em đưa phong bì lì xì cho người già, tiền trong những phong bì lì xì này thực sự đến từ cha mẹ chứ không phải trẻ em, điều này có thể gây bối rối cho những người nhận phong bì. Nói tóm lại, không phải ai cũng có thể tặng ai đó một phong bì lì xì, đó là một trong những điều cấm kị của phong bì lì xì. Những điều không được làm khi nhận phong bì lì xì Tết: 1. Không mở phong bì trước mặt người cho Giá trị tiền mặt trong phong bì có thể cụ thể rõ ràng là bao nhiêu đó, nhưng giá trị của món quà Tết mang ý nghĩa với cách khác nhau. Có những món quà làm từ vật liệu rẻ tiền, nhưng các công đoạn làm rất kỳ công cùng với những lời chúc phúc, nên sẽ có giá trị khác biệt. Cho dù là tiền bao nhiêu hoặc quà gì thì cũng có những cân nhắc nhất định. Do vây, khi trẻ em nhận được phong bì, không nên mở trước mặt người cho, điều này sẽ khiến họ bối rối. Đây còn là hành vi mất lịch sự, do đó, khi Tết đến, cha mẹ nên dạy con rằng khi nhận được phong bì lì xì không được mở phong bì trước mặt người cho lúc đó. 2. Đừng thảo luận số tiền trước mặt người khác sau khi nhận phong bì lì xì Mỗi người có công việc và điều kiện kinh tế khác nhau, dù ít dù nhiều đều là tự nguyện và tùy tâm mỗi người và càng không thể đem ra so sánh hoặc chê bai. Do vậy, không được thảo luận trước mặt người cho phong bì và tôn trọng phong tục và tôn trọng người khác, đây là nghi thức trong dịp đầu xuân.