Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” là hiện tượng trẻ đột ngột thức giấc lúc nửa đêm và bắt đầu khóc lóc hoặc la hét giống như vừa trải qua cơn ác mộng trong giấc ngủ, nhưng thực tế là không phải. Hiện nay vẫn chưa ai biết rõ nguyên nhân của hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” là gì nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đây là một trục trặc bí ẩn nào đó liên quan đến vấn đề điều chỉnh giấc ngủ ở trẻ. Bác sĩ Hoàng Xung Ninh (Đài Loan) cho biết hội chứng này thường gặp ở trẻ sau 4 tuổi trở đi, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không gặp ở trẻ trước 4 tuổi. Vậy nên đối phó và cải thiện hiện tượng này như thế nào? Nguyên nhân hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” Hiện vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng cho hiện tượng này, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, phần lớn trẻ sau 3 tuổi bắt đầu dần thay đổi thói quen ngủ của mình, giấc ngủ ngày và ngủ trưa bắt đầu ít đi, thậm chí có trẻ không ngủ. Giai đoạn này hệ thống thần kinh của trẻ chưa thay đổi hoàn toàn, nên buổi tối khi chu kỳ giấc ngủ chuyển từ giấc ngủ sâu sang giai đoạn tiếp theo, não không kịp thích ứng và gây ra hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”. Do đó, hiện tượng này thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi trẻ ngủ thiếp đi. 1.Thời gian phát sinh (1) Hội chứng này thường xảy ra vào nửa đêm, rơi vào giai đoạn đầu của giấc ngủ sâu của đứa trẻ. (2) Thường xuất hiện khoảng từ 1 đến 3 tiếng sau khi ngủ say. (3) Thời gian khóc có thể là 10-30 phút. 2. Trạng thái của trẻ Thông thường, khi gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”, trẻ thường có cảm giác đang bị cưỡng ép hoặc trói buộc, xuất hiện trạng thái hoảng loạn, mở mắt khóc lóc và la hét... nếu lúc này bố mẹ cố gắng an ủi hay xoa dịu bằng cách ôm con thì trẻ càng có cảm giác đang bị cưỡng ép. Sự khác biệt giữa hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” và ác mộng. Sự khác biệt chủ yếu giữa hiện tượng này và ác mộng chủ yếu là ở thời gian phát sinh, trạng thái khi phát sinh và kí ức sự việc. “Giấc ngủ kinh hoàng và ác mộng” Giấc ngủ kinh hoàng Ác mộng Thời gian phát sinh Trước nửa đêm Sau nửa đêm Trạng thái Hoảng loạn la hét Cảm giác sợ hãi Trạng thái tỉnh ngủ Gọi không tỉnh, càng gọi phản ứng càng nghiêm trọng Vì gặp ác mộng nên tự mình tỉnh lại Kí ức sự việc Không nhớ đã xảy ra chuyện gì Nhớ rõ hoặc nhớ một phần giấc mộng Cách giải quyết Quan sát và đảm bảo an toàn cho con An ủi hỏi chuyện, giúp con có cảm giác an toàn. Làm thế nào để đối phó với hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” 1. Trước hết, nếu trẻ đã quên chuyện xảy ra thì ba mẹ cũng không nên nhắc tới nữa, hoặc không nên kể lại với anh chị em của trẻ để tránh cho trẻ cảm thấy xấu hổ hoặc có áp lực tinh thần. 2. Để tránh cho trẻ có cảm giác bị trói buộc lúc gặp phải hiện tượng này thì bố mẹ không nên lập tức ôm lấy trẻ, vì có khả năng sẽ bị trẻ vùng vẫy làm bị thương, có mẹ chia sẻ rằng có thể dùng âm thanh để thay cho hành động bằng cách thì thầm vào tai trẻ, hoặc hát bài hát mà trẻ thích nghe để trẻ cảm thấy có người ở bên cạnh, cảm thấy an toàn không sợ hãi và ngủ lại. 3. Điều chỉnh thời gian ngủ: Không gian ngủ nên cố định, không nên thay đổi thường xuyện; Ban ngày không nên để trẻ có cảm giác lo lắng hay có áp lực từ gia đình, nhà trường, hoặc các trò chơi hay chương trình tivi có sự kích thích tinh thần. 4. Quan sát xem trẻ các triệu chứng bị ốm như nghẹt mũi, đau bụng vv, vì có thể bé thức dậy khóc lóc khi đang ngủ là do cơ thể khó chịu, lúc này cần phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé!