Nhiều ý kiến cho rằng phương pháp ăn dặm truyền thống không còn phù hợp với ngày nay. Thực tế không hẳn như vậy. Mỗi năm vẫn có hàng triệu trẻ em Việt Nam đến tuổi ăn dặm được các bà các mẹ cho ăn theo phương pháp này. Ăn dặm truyền thống là phương pháp rất quen thuộc với các mẹ Việt Nam. Các bé sẽ ăn bột xay chung với thức ăn rau củ, thịt, cá nhuyễn lúc bắt đầu ăn dặm. Khi đã mọc răng, bé sẽ chuyển sang ăn cháo kèm với thức ăn xay nhuyễn. Với ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ sẽ đút bé ăn bằng muỗng, bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn. Ăn dặm truyền thống gần đây không được lòng các mẹ, liệu có phải vì phương pháp này đã lỗi thời? Vậy điều gì khiến ăn dặm truyền thống bị các mẹ tẩy chay? 1. Khả năng ăn thô kém Do ăn dặm truyền thống đều là thức ăn nhuyễn nên phương pháp này ảnh hưởng đến khả năng ăn thô của bé, khiến phản xạ nhai và nuốt cho bé kém hơn. Đôi khi đã 2 tuổi vẫn phải ăn cơm nhá, rất mất vệ sinh hay như việc ninh xương nấu cháo cho trẻ, cho bé đi ăn rong, vừa ăn vừa hò hét, nhảy múa… 2. Khả năng phân biệt thức ăn của bé kém Thực phẩm khi cho ăn dặm truyền thống được trộn lẫn và xay nhuyễn làm bé gặp khó khăn trong việc phân biệt mùi vị của từng loại nguyên liệu. Bên cạnh đó, ăn tổng hợp nên bố mẹ khó nhận biết được chính xác đâu là thức ăn yêu thích của bé hoặc loại nào gây dị ứng cho bé. 3. Khó hòa nhập với bữa cơm gia đình Vì chỉ biết một mùi tổng hợp, nên bé sẽ khó hòa nhập vào bữa cơm gia đình khi lớn lên. Ngoài ra, nấu chung nguyên liệu sẽ khiến bé khó cảm nhận mùi vị, từ đó sinh chán ăn, biếng ăn, kén chọn thực phẩm sau này. Những điểm mạnh không thể phủ nhận của ăn dặm truyền thống Do thức ăn xay nhuyễn khá dễ tiếp cận cho bé mới ăn dặm nên ngay từ những ngày đầu, bé đã có thể ăn số lượng nhiều nên dễ tăng cân tốt. Hệ tiêu hoá của bé được bảo vệ nhờ thức ăn được xay nhuyễn Thực đơn ăn dặm cho bé đơn giản, không cần chế biến cầu kỳ, không mất thời gian quá nhiều của các mẹ, phù hợp với những mẹ bận rộn nhờ cách chế biến đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Dễ được sự ủng hộ và chấp nhận của gia đình khi không có những mâu thuẫn về quan điểm cách cho ăn dặm giữa các thế hệ. Các mẹ vẫn hay gắn liền hình ảnh ăn dặm truyền thống với việc đi ăn rong, ép bé ăn vv. Thực ra không có một tài liệu hướng dẫn nào nói rằng ăn dặm truyền thống thì phải đi rong, phải cho xem TV hay phải nhồi nhét hết cả. Tất cả là tâm lí của các mẹ muốn con ăn nhiều để chắc bụng. Tuy nhiên, các mẹ quy kết ăn dặm truyền thống không tân tiến, không hiện đại, cổ hủ lạc hậu và tẩy chay phương pháp này là quan điểm sai lầm. Các mẹ có thể kết hợp ăn dặm truyền thống với phương pháp bé tự chỉ huy (BLW) hoặc ăn dặm Nhật Ngược lại, ăn dặm truyền thống vẫn là cách hiệu quả trong một số trường hợp bé có những đặc điểm đặc biệt như lười ăn sữa, các mẹ ít sữa (từ tháng thứ 8 đã vơi sữa) hay bé còi xương hoặc nôn trớ thường xuyên. Nếu các mẹ muốn học hỏi cách thức ăn dặm của các nước khác, thì có thể cho con ăn dặm truyền thống kết hợp với ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW) - tức là thay đổi độ thô nhanh hơn chứ không chậm như ăn dặm truyền thống và thi thoảng thì cũng cho bé bốc bả thức ăn tự đút vào miệng. Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những thế mạnh riêng, quan trọng là trẻ hấp thụ tốt, ăn uống ngon lành, phát triển đầy đủ – thì dù có là cách truyền thống thì không có lý do gì mà các mẹ không có con theo. Quan trọng là các mẹ biết cách chọn lựa thực phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con, đảm bảo chất dinh dưỡng khi chế biến, đảm bảo sự tươi ngon khi lưu trữ thực phẩm. Để lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với bé, mẹ không nên chỉ dựa vào cảm tính mà còn phải căn cứ đến thể trạng, sức khoẻ của bé cũng như thời gian của mẹ. Phương pháp của mỗi mẹ có thể khác nhau nhưng có một điểm mà chắc rằng tất cả các bà mẹ trên thế giới đều giống nhau: đó là tình yêu dành cho con và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Chính vì vậy, các mẹ không nên tẩy chay ăn dặm truyền thống mà nên nhìn vào ưu điểm của phương pháp này để cân nhắc có nên áp dụng cho bé trong điều kiện của từng gia đình.