Sốt phát ban là một trong những bệnh rất phổ biển đối với trẻ nhỏ. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể mang đến những biến chứng nguy hiểm. Sốt phát ban là gì? Sốt phát ban là tình trạng sốt, có xuất hiện các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên do virus herpes 6 hoặc 7. Thông thường, bệnh nhanh khỏi nếu bé được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Dù vậy, trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể sốt cao và xảy ra biến chứng. Triệu chứng của sốt phát ban Sốt phát ban thường thể hiện triệu chứng ra sau từ 1 đến 2 tuần kể từ khi nhiễm bệnh. Các dấu hiện của sốt phát ban bao gồm : - Sốt cao, trên 39,4 độ - Viêm họng, ho, sổ mũi - Tiêu chảy nhẹ/ chán ăn - Sưng mí mắt - Phát ban sau cơn sốt lan rộng từ ngực, lưng, bụng đến cổ, cánh tay. Ban thường ít phát ở chân và mặt, biến mất sau vài ngày và không làm cho bé khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh Sốt phát ban do virus human herpes 6 hoặc 7 gây ra. Loại virus này lây từ người sang người qua việc tiếp xúc cơ thể (dịch tiết hô hấp hoặc nước bọt) với người bệnh hoặc vật dụng của người nhiễm bệnh. Bệnh không lây qua giao tiếp thông thường. Khi trẻ sốt cao trên 39,4 độ C, sốt phát ban và kéo dài trên 7 ngày, phát ban không chuyển biến tốt lên sau 3 ngày, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán bệnh và có cách điều trị hiệu quả. Điều trị sốt phát ban Đối với các triệu chứng được bác sĩ đánh giá không nghiêm trọng, bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc để kiểm soát việc tăng nhiệt cơ thể nhanh cho bé. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng bao gồm acetaminophen và ibuprofen. Chăm sóc trẻ sốt phát ban - Hạn chế lây nhiễm bệnh cho những trẻ khác bằng việc cho bé ở nhà nghỉ ngơi - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tránh lây lan virus đến những thành viên có miễn dịch yếu trong gia đình - Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn chặn việc mất nước - Tránh để trẻ ở trong phòng quá kín và ẩm ướt - Không cho trẻ dùng tay gãi - Thận trong khi tắm cho bé để tránh trường hợp bé bị cúm hoặc mắc các bệnh khác - Mặc cho trẻ quần áo rộng rãi thoáng mát, chất liệu vải không gây kích ứng da - Tránh sử dụng các thực phẩm khó tiêu, thực phẩm lạnh và trứng - Hạn chế các tác nhân dễ gây dị ứng như lông chó mèo, chất tẩy rửa, xà phòng … vì những tác nhân này có thể làm bệnh phát triển nặng hơn. Nghiên cứu cho thấy sốt phát ban phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi và hiếm gặp hơn ở trẻ trên 4 tuổi, chính vì vậy, để hạn chế lây nhiễm bệnh cho bé khi ở độ tuổi bắt đầu đi nhà trẻ, bố mẹ cần quan tâm đến việc tăng cường sức đề kháng cho bé bằng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp với phát triển thể chất cho bé.