Sau khi trứng được thụ tinh thành công, sẽ tiếp tục quá trình phân chia tế bào hình thành phôi thai, bào thai, quá trình này thường diễn ra trong im lặng nhưng thường sẽ có một vài dấu hiệu: ra máu, đau bụng, có cảm giác mệt mỏi vv, đặc biệt là ra máu khi thai vào tử cung làm tổ rất giống như kinh nguyệt dễ khiến chị em bị nhầm lẫn. Nếu bạn muốn biết mình có mang thai hay không, có thể quan sát từ những dấu hiệu sau: 1. Ra máu báo Sau khi trứng thụ tinh được cấy vào thành tử cung, lớp niêm mạc tử cung vốn rất giàu dưỡng chất và nhiều máu sẽ bị bong tróc một phần và gây ra hiện tượng chảy máu hay còn gọi là máu báo. Hiện tượng này thường xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai, gần với thời gian dự kiến của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Nếu bạn thấy ra máu thì thử nhớ lại lần quan hệ tình dục gần nhất, nếu như cách đó 1, 2 tháng thì gần như chắc chắn đây là máu báo mang thai. Thời gian xuất hiện máu báo thường gần với ngày hành kinh của chu kỳ kế tiếp nên khá nhiều phụ nữ lầm lẫn giữa máu kinh và máu báo. Tuy nhiên, có thể phân biệt hai hiện tượng này: máu báo thường sẫm màu hơn và có xu hướng chuyển sang nâu đậm thay vì máu tươi đỏ như máu kinh, lượng máu cũng ít hơn chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày. 2. Thân nhiệt cơ bản giảm Nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ gốc kéo dài trên 16 ngày mà không giảm xuống.Nhiệt độ gốc của phụ nữ trưởng thành thay đổi theo chu kỳ buồng trứng. Hằng tháng, thường có một noãn nào thành thục, nở ra trứng. Lớp vỏ còn lại bên ngoài biến thành hoàng thể, tiết ra chất kích tố thai (progesteron). Chất này ảnh hưởng đến trung tâm điều nhiệt cơ thể và quá trình tản nhiệt của vùng hạ đồi, làm nhiệt độ gốc của tăng 0,3-0,5 độ C. Đường nối liền nhiệt độ gốc sẽ có hình pha đôi, tức là trước khi rụng trứng thì thấp, sau khi rụng trứng thì tăng và giữ ở mức cao hơn trung bình. Nếu trứng rụng không được thụ thai thì sau 9-10 ngày, hoàng thể bắt đầu co lại, lượng tiết oestrogen và progesteron giảm. Thời gian tồn tại của hoàng thể nói chung là 12-16 ngày, trung bình là 14 ngày. Đến khi chức năng của hoàng thể hoàn toàn suy thoái, nhiệt độ gốc sẽ tụt xuống ở thời điểm trước khi hành kinh 1-2 ngày hoặc vào ngày kinh đầu tiên. 3. Đau vùng bụng dưới Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu nhận biết mẹ đang có thai sớm. Các mẹ thường có cảm giác đau bụng dưới lâm râm, âm ỉ, tưng tức. Trường hợp này không đáng lo, tuy nhiên nếu đột nhiên xuất hiện hiện tượng đau dữ dội thì phải lập tức vào viện kiểm tra 4. Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều khi tinh trùng và trứng gặp nhau và diễn ra sự thụ tinh, bộ phận sinh dục nữ giới sẽ tiết ra dịch nhầy nhiều hơn do sự gia tăng nồng độ estrogen để ngăn chặn vi khuẩn thâm nhập bảo vệ tử cung. 5. Ngủ nhiều Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, do ảnh hưởng của nội tiết tố và hóc môn trong cơ thể, các mẹ thường có hiện tượng buồn nôn, chóng mặt, ngủ nhiều, ra dịch nhầy âm đạo. Cơ thể có biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ, đây chính là các dấu hiệu có thai. 6. Đi tiểu thường xuyên Khi trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung sẽ gây chèn ép lên bàng quang, khiến thể tích bàng quang bị thu hẹp từ đó gây lên cảm giác liên tục buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần. Đây là dấu hiệu mang thai bình thường nên các mẹ không cần phải lo lắng gì nhé! 7. Đau ngực Nếu như bạn cảm thấy ngực bị căng tức, mềm và sưng, có thể là do hiện tượng trứng làm tổ trong tử cung gây nên. Hiện tượng này qua một thời gian sẽ tự động hết và ngực sẽ trở lại bình thường 8. Nghén sợ mùi, buồn nôn Nếu bạn cảm thấy miệng không có cảm giác gì, ăn gì cũng không thấy ngon, thường xuyên muốn ăn những thứ đậm vị hoặc đặc biệt thèm ăn một món gì đó. Ngoài ra, buổi sáng ngủ dậy thường nôn. Sợ mùi của các loại thức ăn, cả ngày chỉ có cảm giác muốn nôn , thì đây chính là một trong các dấu hiệu của việc mang thai.