Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng sẽ là quá sớm nếu dạy con cái về giá trị cuộc sống khi chúng còn chưa đi học ...Bởi có khi nào là quá sớm khi chúng ta vẽ lên trang giấy trắng những gì tuyệt đẹp nhất, thay vì để chúng tự ố màu? - Bài viết này Life Kids chia sẻ tới cha mẹ những điều nên dạy con trước khi vào lớp 1. 1 – Biết Cảm Thông Với Người Khác Hãy tạo cho trẻ thói quen cảm thông và biết suy nghĩ cho người khác. Nếu trẻ làm sai, làm tổn thương ai đó thì cha mẹ nên dạy trẻ cách nhìn lại hành động của mình để rút kinh nghiệm. Cha mẹ không nên bao che cho trẻ mà nên dạy trẻ ý thức hành vi của mình có làm phiền lòng người khác hay không. Dạy cho trẻ biết người biết cảm thông có thể chia sẻ niềm vui với những gì người khác có được. Dạy trẻ hãy học cách cảm thông và chia sẻ với người khác, giúp trẻ sẽ thấy cuộc sống đầy lạc quan, có niềm tin vào bản thân và có những suy nghĩ tốt đẹp về mọi người. Sự thành công trong cuộc sống sẽ đơn giản hơn rất nhiều! 2 – Giúp Đỡ Người Khác Với vai trò là người thầy đầu tiên của trẻ, cha mẹ nên dạy cho con biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ mọi người gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó có thể xem là bài học cơ bản đầu tiên để giáo dục trẻ hình thành nhân cách tốt. Có rất nhiều cách để dạy con giúp đỡ người khác bao gồm việc chỉ cho trẻ cách làm thế nào để giúp những người già neo đơn, hướng cho chúng tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng cùng với bố mẹ hoặc đơn giản chỉ là hỗ trợ bạn bè khi họ cần giúp đỡ. 3 – Tầm Quan Trọng Của Lòng Biết Ơn Tại sao nhiều bậc cha mẹ đã làm rất nhiều cho con cái, nhưng con cái của họ không biết ơn? Trong mắt con cái, thì cha mẹ nên hy sinh cho con và con bạn có thể sẽ cảm thấy phẫn uất khi nghĩ rằng cha mẹ đã không hy sinh đủ. Trên thực tế, câu trả lời rất đơn giản: Cha mẹ thường chỉ quan tâm đến việc nuôi con cái được ăn đầy đủ và mặc ấm áp, nhưng họ quên dạy cho con tầm quan trọng của việc bày tỏ lòng biết ơn đối với người khác kể cả cha mẹ mình. Vì vậy, bắt đầu từ những người thân yêu trong gia đình bạn, giáo dục con cái luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác. Khi giáo dục con xác định về việc tìm kiếm những điều chúng ta biết ơn, bạn sẽ thấy rằng trẻ bắt đầu đánh giá cao những niềm vui nhỏ bé và những thứ mà trước kia được cho là hiển nhiên. Hãy dạy con cách nhận biết và lòng biết ơn mỗi khi thấy ai đó làm việc tốt với mình. Lòng biết ơn cũng là chìa khóa của thành công cho con trong cuộc sống sau này. 4 – Dọn Dẹp Phòng Gọn Gàng Luôn luôn bừa bộn và cần sự hướng dẫn của cha mẹ. Trẻ con là vậy đấy, chúng rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp. Cha mẹ phải là người chỉ dẫn cho trẻ vì tính ngăn nắp sẽ dần dần tạo cho trẻ thói quen đi vào nề nếp, trật tự. Không chỉ trong gia đình mà còn có lợi cho công việc của trẻ trong tương lai. Rất nhiều phụ huynh đau đầu với việc dạy con tính ngăn nắp, gọn gàng. Trẻ ở lứa tuổi biết chơi và biết bày bừa đồ chơi thường là ở giai đoạn bắt đầu có khủng hoảng lứa tuổi. Các con có ý thức cá nhân và chủ ý cao nên rất khó bảo. Nhiều cha mẹ tương tác sai đôi lúc làm con không chịu nghe lời. Vậy để dạy con tính ngăn nắp,dọn dẹp phòng gọn gàng, ta hãy bắt đầu từ việc dạy trẻ chơi xong đồ chơi thì phải tự thu dọn nhé. Một người không chỉnh chu trong việc nhỏ thì khó có thể làm những việc lớn. Vì thế, bậc cha mẹ nên rèn luyện cách sống tự lập cho trẻ trước khi chúng 5 tuổi để tạo thành thói quen. Trẻ nên học cách tự chăm sóc bản thân, đầu tiên là biết dọn dẹp vệ sinh phòng ngủ và vật dụng cá nhân. 5 – Nâng Cao Kỹ Năng Giao Tiếp Có thể nói một cách không quá cường điệu là kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho các bé. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau! Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ là một việc không không hề khó, chỉ cần bạn bỏ thời gian và cùng bé học tập. Vì trẻ nhỏ luôn có xu hướng làm theo vì chúng chưa biết nó là cái gì. Khi ta dạy trẻ điều gì thì chính những hành vi của chúng ta với việc đó sẽ là tấm gương cho trẻ học theo. Vì vậy, khi dạy trẻ kĩ năng giao tiếp bạn cần hết sức chú ý đến chính thái độ giao tiếp của mình với trẻ. Vậy với tầm quan trọng như vậy thì bạn còn ngại gì mà không cho bé học giao tiếp từ nhỏ. Bởi não bộ trẻ nhỏ đang phát triển, nếu bạn cho trẻ học ngay từ nhỏ thì vùng não bộ giao tiếp của trẻ được mở rộng và chắc chắn khi lớn lên việc giao tiếp sẽ thành một vấn đề đơn giản với con của bạn. 6 – Tránh Xa Sự Tức Giận Và Hận Thù Tức giận và hận thù là điều cần tránh khi nuôi dạy con. Cha mẹ nên dạy con tránh xa nỗi tức giận và hận thù. Hãy nhắc lại nhiều lần với con rằng tức giận và hận thù là hai kẻ thù của cuộc sống. Chúng có thể khiến con lạc lối trên con đường phía trước. 7 – Kiểm Soát Hành Vi Hiếu Chiến Một số đứa trẻ khi thất bại trong việc thể hiện bản thân bằng ngôn ngữ sẽ có hành động đánh người khác. Và trong khi bé đang học nhiều từ hơn mỗi ngày, bé vẫn dựa nhiều vào hành động của mình để giao tiếp. Khi bé tức giận, nản lòng, mệt mỏi, hoặc bị choáng ngợp, bé có thể đánh, đẩy, tát, lấy, đá, hoặc cắn để nói với bạn, con đang rất là điên! Hoặc, con mệt rồi! Hoặc, con đã vượt qua giới hạn của mình và cần nghỉ ngơi. Lúc này cha mẹ phải dạy trẻ cách kiểm soát những hành vi hiếu chiến, học cách thể hiện ôn hòa lịch sự. Nếu để hành động hiếu chiến kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của trẻ, trở thành người dễ xúc động và khó kiểm soát hành động bản thân. 8 – Dạy Con Học Hỏi Mọi Thứ Xung Quanh Cha mẹ luôn cho con cái thấy cuộc sống là một quá trình học hỏi. Hãy gieo niềm tin cho con bạn rằng không có gì là không thể làm hoặc học hỏi và hãy nỗ lực để chứng minh cho bản thân và cho người khác thấy con có thể. ———————————— Trung Tâm Kỹ Năng Tương Lai Việt – Xây dựng những nền tảng đầu đời cho trẻ - Website: kynangtuonglaiviet.edu.vn - Hotline: 092 418 1487 | 028 2253 4945 - Email: lienhe@kynangtuonglaiviet.edu.vn - Địa chỉ: 13A, đường 25, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, Hồ Chí Minh. - Nhóm “Dạy Trẻ Lòng Biết Ơn”: >> https://www.facebook.com/groups/195530331541536/