Đây là câu hỏi hot nhất mà các bà mẹ có con từ 5 – 6 tháng tuổi thường đặt ra trên khắp các diễn đàn, hội thảo, các cuộc tán gẫu. Ở cột mốc mà các mẹ thường cho con bắt đầu chuyển sang ăn dặm, ấn tượng đầu tiên thường rất sâu sắc nên các mẹ cũng luôn muốn có thể chọn cho con những thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng nhất để bé “hợp tác” với mẹ trong cuộc chiến ăn dặm không nước mắt. Mamibuy xin giới thiệu một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bé hấp thụ và tăng trưởng tối đa ở giai đoạn ăn dặm đầu tiên. 1, Khoai lang Khoai lang là loại thực phẩm vô cùng lành tính không chỉ tốt cho trẻ em và người lớn. Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C có trong khoai lang làm tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp đẩy lùi những căn bệnh thông thường. Bởi ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của con còn yếu, một chứng cảm xoàng đôi khi cũng có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng cho con. Bổ sung vitamin D: Mẹ có thể dễ dàng khắc phục việc thiếu vitamin D khi thêm vào thực đơn của con món khoai lang. Vitamin D sẽ giúp cho con có một trái tim khỏe mạnh và hệ xương chắc. Phòng ngừa thiếu máu: Hàm lượng sắt dồi dào trong khoai lang sẽ giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh bạch cầu và giúp ngăn chặn bệnh thiếu sắt. Nguồn năng lượng dồi dào: 100g khoai lang cung cấp 90 calori, do vậy mà nó là một trong những thực phẩm tốt nhất cho trẻ. Điều đó giúp cho con tăng cân nhanh hơn và có đủ năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Mẹ có thể ninh khoai cho đến khi mềm, dùng thìa dầm nhuyễn rồi cho con ăn hoặc nấu cháo cho con từ khoai lang. 2, Chuối Được mệnh danh là "món ăn hạnh phúc" cho trẻ nhỏ vì chuối chứa nhiều chất tryptophan, giúp kích thích não sản sinh thêm nhiều serotonin khiến tâm trạng con được cải thiện và con sẽ luôn vui vẻ, hoạt bát hơn. Trong chuối còn có đủ 8 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tạo ra được. Chuối cũng chứa tới 11 loại khoáng chất và hàm lượng lớn vitamin B6, C và B2,... Các chất carbohydrat, protein, chất xơ, vitamin… có trong chuối sẽ giúp cho trẻ nhỏ dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, hàm lượng kali, magnesium khá cao sẽ giúp cơ bắp hoạt động tốt, êm dịu thần kinh và nhất là bổ sung chất điện giải hao hụt khi bé bị tiêu chảy. Đặc biệt, chuối cung cấp khá nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch. Cách chế biến loại quả này cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần nghiền ra là mẹ đã có một món ăn dặm đơn giản, nhanh chóng cho con rồi. 3, Quả bơ Siêu phẩm ăn dặm này đứng thứ 1 trong top 10 loại hoa quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh, và được coi như thực phẩm lý tưởng nhất để trẻ nếm trong lần đầu tiên bắt đầu ăn dặm. Bơ sẽ nuôi dưỡng em bé với hàm lượng protein, chất xơ, axit folic, kẽm, riboflavin, thiamin, vitamin A, E, D,…dồi dào. Mẹ thậm chí không thể tìm thấy mật độ dinh dưỡng dày đặc và đa dạng như vậy trong bất cứ loại trái cây nào khác. Mẹ có thể xay nhuyễn bơ và chuối là đã có món ăn dặm ngon tuyệt cho con Giúp trẻ tăng cân lành mạnh: Trong quả bơ có nhiều chất béo cực có lợi cho sức khoẻ - chất béo bão hoà đơn, không chứa cholesterol. Chính vì vậy, bơ thường được khuyến cáo như một loại thực phẩm cho trẻ sơ sinh, những em bé từ 6 tháng tuổi trở lên đang cần rất nhiều dinh dưỡng và những em bé tăng cân chậm. Trẻ ăn bơ có não bộ phát triển vượt trội: Bơ chứa rất nhiều axit béo Omega 3 góp phần tăng trí thông minh của trẻ và hệ thần kinh trung ương. Ngay vào giai đoạn sơ sinh, khi não bộ còn đang phát triển mạnh mẽ, nếu mẹ cho con ăn nhiều bơ, bé sẽ có khả năng phát huy tối đa não bộ. Tăng cường hệ miễn dịch: Bơ có chứa nguồn kali dồi dào. Thậm chí nhiều hơn tới 60% so với lượng kali có trong chuối. đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Đặc tính kháng khuẩn, kiểm soát viêm da, hăm: Viêm da, hăm tã là kết quả của tổn thương mô do virus hoặc dị ứng tiếp xúc. Vì da của trẻ sơ sinh rất mềm mại và mỏng manh nên càng dễ bị viêm. Nghiên cứu cho thấy bơ có thể làm giảm viêm ở mức độ lớn. Bơ mềm, có kết cấu như kem nhuyễn nên rất dễ dàng cho trẻ sơ sinh có thể ăn ngay từ khi mới 5,6 tháng tuổi. Mẹ chỉ cần dùng thìa nạo là có thể cho con ăn luôn. 4, Quả lê Quả lê rất giàu vitamin C, vitamin A, magiê, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trẻ từ 5-6 tháng tuổi có thể ăn loại trái cây này, nhưng bạn cần biết cách chế biến chúng phù hợp cho trẻ. Theo y học cổ truyền thì lê có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, dưỡng huyết, tiêu độc...Có nhiều bài thuốc dân gian dùng để trị ho hiệu quả cho trẻ nhỏ mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo ứng dụng. Trái lê rất giàu chất chống oxy hóa và tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Bao gồm như axit chlorogenic, epicatechin, cyanidin, quercetin và flavonoid. Chúng sẽ có hiệu quả bảo vệ cho cơ thể bé khỏi sự oxy hóa và tổn thương mạch máu, chống viêm và chống vi khuẩn... Đặc biệt, chúng có hiệu quả chữa hầu hết các bệnh thường gặp ở bộ máy hô hấp. Với trẻ nhỏ sống trong môi trường có nhiều khói thuốc và khí thải độc hại, nước ép lê sẽ giúp bé giảm lượng độc tố trong cổ họng và hệ hô hấp, bảo vệ tốt hơn sức khỏe của trẻ. Cách chế biến: - Gọt vỏ sau đó cắt lê ra thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và bỏ lõi cứng. - Hấp mềm các miếng lê, rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. - Bỏ lê đã nghiền ra bát, để nguội và cho bé ăn. 5, Gạo lứt Gạo lứt hay gạo nâu là một loại ngũ cốc cung cấp rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu như magiê, kali, mangan, selen, phốt pho, và vitamin nhóm B. Khi trẻ tập ăn dặm, bạn nên xay gạo thành bột để trẻ dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. Cách chế biến: - Trộn 1/4 bột gạo lứt với 1 cốc sữa. - Đun sữa và thêm bột gạo, chú ý đảo đều để bột không vón cục. - Đun nhỏ lửa và thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để bột gạo sệt vừa phải. Chờ nguội, múc bột ra bát và cho trẻ ăn.