“Đẻ thường hay đẻ mổ?” là một trong những câu hỏi lớn nhất trong suy nghĩ của mẹ bầu trong những tháng cuối mang thai. Vậy ưu nhược điểm của hai phương pháp này ra sao? MamiBuy sẽ cung cấp thông tin để các mẹ tiện so sánh và lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện sức khỏe của mẹ và bé nhé! 1. Sinh thường Sinh thường là hình thức trẻ sơ sinh được đưa ra khỏi tử cung qua đường âm đạo của mẹ qua việc mẹ rặn đẻ, đây cũng chính là hình thức sinh con truyền thống mà có đến 75% các mẹ bầu lựa chọn. Ưu điểm của đẻ thường Khi sinh thường, người mẹ có đủ thời gian để cảm nhận từng thay đổi nhỏ nhất trong cơ thể mình khi em bé sắp chào đời. Đó là những cảm giác thiêng liêng đặc biệt mà người làm mẹ có lẽ sẽ không bao giờ có thể quên được. Bên cạnh đó, mẹ có thể hồi phục lại sức khỏe nhanh hơn sau khi sinh do ít phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay gây tê. Đặc biệt, với các mẹ sinh thường, chất lượng sữa không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc và thường sữa non sẽ về sớm hơn do cơ thể nhận được tín hiệu bé đã chào đời. Đối với bé, ưu điểm lớn nhất khi sinh thường mà các bé được hưởng đó chính là trẻ tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi khi đi qua âm đạo của mẹ. Về hô hấp, khi bé được sinh bằng phương pháp thông thường, nang phổi mở rộng, tạo điều kiện cho bé thở tốt sau khi sinh; các chất lỏng trong phổi được loại bỏ, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Nhược điểm của đẻ thường Tuy nhiên, phương pháp đẻ thường cũng có những nhược điểm riêng. Mẹ bầu sẽ mất sức trong quá trình đau đẻ và rặn đẻ. Đặc biệt, với trường hợp mẹ gặp bất thường trong thai kì như nhau tiền đạo hay mẹ có khung xương chậu hẹp hay tử cung bé, sinh thường có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sau khi sinh, mẹ phải đối mặt với nguy cơ giãn và rách các mô âm đạo, suy yếu cơ vùng chậu, ảnh hưởng đến việc kiểm soát nước tiểu và chuyện động của nhu ruột. Ngoài ra, trong quá trình rặn đẻ, khi thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung mà mẹ không thể rặn đẻ thì sẽ rất khó sử dụng các phương pháp sinh khác thay thế, nguy hiểm trực tiếp đến thai nhi. Trong một vài trường hợp, bé sinh ra có thể bị gãy xương đòn, trầy da đầu do có sự can thiệp bằng forceps (phóc-xép) khi sinh. 2. Sinh mổ Sinh mổ là phương pháp bác sĩ dùng dao phẫu thuật để rạch và đưa thai nhi ra ngoài qua thành bụng. Sinh mổ còn được gọi là mổ bắt thai. Ưu điểm của sinh mổ Sinh mổ chỉnh là phương pháp an toàn nhất cho mẹ bầu khi mẹ gặp các vấn đề bất thường trong thai kì như thai không thuận, nhau tiền đạo, mẹ mắc các bệnh lây qua đường sinh dục. Phương pháp sinh mổ giúp mẹ không phải mất sức khi rặn đẻ và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt thời gian ca mổ diễn ra. Đối với bé, thai nhi sẽ gặp rất ít rủi ro khi chào đời (như bị ngạt, sặc nước ối …) bởi thai nhi được đưa ra khỏi cơ thể mẹ rất nhanh. Nhược điểm của sinh mổ Sinh mổ được coi là một cuộc đại phẫu đối với mẹ nên mẹ cần rất nhiều thời gian để hồi phục lại do mất máu nhiều hơn so với sinh thường. Bênh cạnh đó, việc phải gây tê trước khi mổ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phần lưng của mẹ sau này, mẹ sẽ phải đổi mặt với cảm giác “đau sụn lưng” mỗi khi thời tiết thay đổi. Các mẹ sinh mổ do phải sử dụng lượng lớn kháng sinh để tránh nhiễm trùng nên sữa thường về chậm hơn các mẹ sinh mổ. Tỉ lệ trẻ sinh mổ ăn sữa công thức sau sinh cao hơn nhiều lần so với trẻ sinh thường. Đặc biệt, khi mẹ sinh mổ đứa con đầu lòng thì khả năng cao đến 90% mẹ sẽ phải sinh mổ ở những lần mang thai sau. Đối với các bé, bé sẽ không được tiếp xúc với các lợi khuẩn có ở âm đạo của mẹ cũng như khả năng miễn dịch của trẻ sinh mổ thường kém hơn trẻ sinh thường. Các bé sinh mổ thường gặp các vấn đề về hô hấp như khó thở, thở khò khè … nên trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ cần lưu ý nhiều hơn. Trên đây là ưu nhược điểm của hai phương pháp sinh hiện nay. Việc lựa chọn phương pháp sinh nào tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ, vị trí của bé hay tiền sử lần sinh trước của mẹ. Dù sinh thường hay sinh mổ, bé ra đời luôn là niềm vui của bố mẹ và gia đình và tình yêu của mẹ dành cho bé sẽ không bao giờ thay đổi, mẹ nhỉ!