Một em bé chào đời là niềm vui của cả gia đình, những cũng tạo ra những thay đổi không nhỏ, làm cho bố mẹ bé đôi khi còn chưa kịp thích nghi. Những thói quen, những cách cư xử không khéo léo trong giai đoạn này khiến cho nhiều cặp vợ chồng thấy xa cách thậm chí, có gia đình còn có nguy cơ rạn nứt. Có lẽ, chưa một mẹ bỉm nào sau sinh mà không từng thốt lên “Trời ơi, con cái vào chẳng còn thấy tí tình cảm nào với chồng nữa” hay “Ôi, thời gian chăm con còn chẳng đủ nữa là chồng” hoặc là “Anh ấy dường như chẳng còn là người đàn ông tôi đã từng yêu”… Những vấn điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi lại là nguy cơ rạn nứt. Để cuộc sống gia đình vui vẻ, đầm ấm khi bé yêu xuất hiện, xáo trộn mọi sinh hoạt của hai vợ chồng, bố mẹ cần nhớ những điều sau nhé! 1. Dành thời gian cho bạn đời Dĩ nhiên, câu chuyện sinh con, chăm con, đặc biệt là với đứa con đầu lòng luôn là thử thách cho đôi vợ chồng trẻ. Con cái dường như đã chiếm hết quĩ thời gian một ngày của mẹ. Mẹ phải ăn nhanh nhanh chóng chóng một bữa cơm rồi đứng lên vội bế con. Mẹ thậm chí không dám tắm với sữa tắm vì sợ con khóc không kịp xả bọt xà phòng đi để dỗ con. Đấy, một ngày cứ quay ra cho con ăn, cho con ngủ, tắm cho con rồi còn cơm nước, nhà cửa, mệt phờ người ra rồi còn lấy đâu mà để ý đến chồng nữa. Nhưng suy nghĩ này sai lầm lắm đấy các mẹ nhé! Mẹ sẽ không chỉ mất vài ngày để chăm bé. Thời gian này sẽ kéo dài hàng năm mà, mẹ đừng để bố bị “bỏ quên” nha. Có những khi, chỉ một câu hỏi công việc của bố hôm nay ra sao, bữa trưa bố ăn thế nào hay dăm câu ba điều hỏi han cũng làm cho bố mẹ bớt xa nhau rồi. À, còn cả các bố nữa, mẹ bận quá, vất vả quá, bố cũng có thể giúp đỡ mẹ chia sẻ công việc, xoa lưng cho mẹ sau một ngày dài bế con hay lấy cho mẹ cốc nước chẳng hạn. Hành động nhỏ nhưng quan tâm dành cho nhanh lại dạt dào bố mẹ ạ! Dù chăm bé có vất vả này, tốn nhiều thời gian này, nhưng sự gắn kết của bố mẹ sẽ luôn bền chặt, là nền tảng cho bé được phát triển trọng vẹn trong tình yêu thương đấy bố mẹ nhé! 2. Tìm tiếng nói chung trong cách dạy con Không bố mẹ nào lại không muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, quan điểm nuôi dạy của bố mẹ không tránh khỏi những khi có mâu thuẫn, bất đồng. Đừng cố gắng gạt bỏ, phủ nhận ý kiến của người còn lại vì cả hai đều cố gắng để làm tất cả vì con. Khi có bất đồng, bố mẹ hãy ngồi xuống, lắng nghe nhau nói, từng người chỉ rõ ưu nhược điểm của phương pháp hay quan điểm dạy con. Nếu bình tĩnh, có khi bố mẹ còn tìm được lựa chọn hay hơn cả ý kiến riêng của từng người nữa cơ. Chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh các vấn đề dạy con nếu thất có điểm chưa hợp lý trong khi tiến hành. 3. Tham khảo ý kiến đối phương về chi tiêu gia đình Vấn đề tài chính sau khi có con cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự vui vẻ trong gia đình. Bố mẹ không còn rủng rỉnh đến mức thích là tiêu mà không cần suy nghĩ. Hãy bàn bạc với đối phương, đừng tự ý chi tiêu những khoản tiền lớn mà không bàn bạc với người còn lại bởi những lo lắng về tương lai hay cảm giác không được tôn trọng đôi khi được nhen nhóm từ những việc như thế này. 4. Hãy cho phép bạn đời của mình có thời gian học làm bố/mẹ Không ai hoàn hảo và ai cũng cần thời gian để học tập, thay đổi khi làm bố, làm mẹ. Có thể mẹ thích nghi với việc làm mẹ nhanh hơn bố vì mẹ có thời gian bên con nhiều hơn hay ngược lại bố có thể sẵn sàng với việc này hơn. Đừng lên án người còn lại. Lóng ngóng, vụng về, thiếu kinh nghiệm không phải là có lỗi, chỉ là họ chưa đủ thời gian để thích nghi, làm quen. Hãy vị tha hơn với nhau, bố mẹ nhé! Lắng nghe một chút, nhẫn nhịn nhau một chút, đỡ đần, chia sẻ với nhau một chút … Mỗi thứ một chút thôi cũng làm cho kết nối gia đình của chúng ta luôn bền chặt, để em bé luôn được yêu thương một cách trọn vẹn nhất, phải không bố mẹ?