Theo nghiên cứu, 60% phụ nữ trải qua chứng mất ngủ ở tuần thứ 32 của thai kỳ và 8 tuần sau khi sinh. Có thể nói, mất ngủ sau sinh là triệu chứng mà nhiều phụ nữ gặp phải. Chính vì thế, việc mẹ sau sinh ngủ sâu giấc là niềm mơ ước của nhiều mẹ. Bởi giai đoạn sau sinh, mẹ thường cảm thấy căng thẳng, bồn chồn, lo lắng cho con. Vậy đâu là cách chữa trị chứng mất ngủ sau sinh hiệu quả? Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh và sức khỏe của mẹ sau sinh 1. Chứng mất ngủ sau sinh nỗi ám ảnh của nhiều mẹ Sau quá trình vượt cạn, ngoài niềm vui với thiên chức làm mẹ, nhiều chị em phải đối mặt với tình trạng mất ngủ sau sinh. Theo thống kê có tới 60% sản phụ phải trải qua chứng mất ngủ 8 tuần sau sinh do thay đổi nội tiết. Đa phần mẹ sau sinh, nhất là lần đầu làm mẹ thường có tâm trạng lo lắng, căng thẳng khi chăm con. Mẹ thường sợ con khóc, sợ con đói, con ốm sốt… khiến giấc ngủ chập chờn, không yên, khó ngủ. Tình trạng mất ngủ sau sinh kéo dài liên tục và không có sự can thiệp kịp thời có thể dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng như: Cơ thể mệt mỏi, cáu gắt, nóng giận, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến hor – mone kích thích sữa mẹ dẫn tới tình trạng mẹ ít sữa, mất sữa, chất lượng sữa kém hơn. Mất ngủ sau sinh còn là nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh, người mẹ thậm chí còn ghét đứa con của mình, suy nghĩ tiêu cực. Theo nhiều khảo sát, thời gian ngủ trung bình của phụ nữ sau sinh là 7 giờ 16 phút ở tuần thứ 32, 6 giờ 31 phút ở thời điểm 8 tuần sau sinh và 2 năm sau sinh là 6 giờ 52 phút . Đây thời gian ngủ đủ để cho cơ thể mẹ khỏe thoải mái nhất. >> Xem thêm: Cách massage giảm béo bụng để giúp các mẹ sau sinh xua tan lớp mỡ bụng đáng ghét mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và chất lượng sữa cho con bú! 2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ sau sinh Lo lắng, trằn trọc, áp lực tâm lý bởi lúc nào cũng sợ khi ngủ không nghe được tiếng bé khóc khi bé gặp vấn đề. Đồng hồ sinh lý bị rối loạn do không thích ứng kịp với giờ giấc sinh hoạt của bé. Các tác nhân bên ngoài: thời tiết, nhiệt độ phòng, các âm thanh và tiếng động xung quanh,… Các vấn đề về tâm lý do thiếu sự chăm sóc, giúp đỡ từ người thân. Các lý do này kết hợp với việc mất ngủ kéo dài là một tron những nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ sau sinh. Chứng mất ngủ trầm trọng thường đi kèm với các triệu chứng trầm cảm sau sinh như: Tâm trạng thay đổi thất thường. Nóng nảy, dễ bị kích động. Luôn có cảm giác chỉ có một mình, buồn bã. Hồi hộp, lo lắng quá mức. Nếu bạn đang gặp phải một hay nhiều trong số nhưng điều này, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Chứng mất ngủ sau sinh rất dễ mắc phải, không khó chữa, nhưng có thể là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nghiêm trọng hơn. >> Xem thêm: Cách massage sau sinh giúp mẹ xua tan mệt mỏi đau nhức khó chịu sau sinh. 3. 6 cách giúp mẹ sau sinh ngủ sâu giấc Ngủ khi con ngủ và tranh thủ ngủ nhiều giấc ngắn Mẹ nên quan sát, tìm hiểu chu kỳ ngủ của bé để điều chỉnh giấc ngủ của mình. Thông thường, giấc ngủ bé sẽ kéo dài 2 – 3 tiếng rồi thức dậy để bú. Các mẹ nên tận dụng khoảng thời gian này để nghỉ ngơi. Giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi là thời gian bé bắt đầu ngủ theo giờ giấc ổn định, những giấc ngủ ngắn với mẹ sẽ rất cân thiết. Các mẹ nên ngủ ngay khi bé ngủ để lấy lại sức chăm sóc bé. Nếu đã trở lại làm việc, các mẹ nên tận dụng thời gian nghỉ trưa ở công ty để nghỉ ngơi. Chỉ cần chợp mắt 15 – 30 phút cũng giúp mẹ có thêm nhiều năng lượng. Đi ngủ sớm và điều chỉnh tư thế nằm đúng cách Khi bé đã hình thành giờ giấc sinh hoạt, các mẹ cũng nên thiết lập một khung giờ ngủ nghỉ nhất định, thức dậy đúng giờ. Hạn chế việc ngủ bù vào sáng hôm sau vì như vậy sẽ làm giấc ngủ bị đảo lộn. Tư thế nằm đúng là: giữ thẳng lưng, không kê gối quá thấp hay quá cao. Không nên nằm ngủ trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi hoặc nằm sấp. Giữ các tư thế ngủ không đúng lâu sẽ làm tử cung bị sa, lâu hồi phục. Lựa chọn chiếc gối phù hợp cũng rất cần thiết. Mẹ có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ giữa đầu gối nhằm giữ cho hông cân bằng khi ngủ. Sắp xếp công việc hợp lý và chia sẻ cùng người thân Ở giai đoạn này, vai trò của người chồng cũng được đề cao, các mẹ có thể yêu cầu các ông bố chia sẻ công việc chăm sóc con cùng mình. Yêu cầu các ông bố giúp thay tã, mặc quần áo cho con vào bưởi sáng. Nếu bé đang bú bình, bố cũng có thể làm thay trong khi mẹ đi làm công việc khác. Nếu trong gia đình còn ông bà, anh chị em,… các mẹ nên nhờ các thành viên còn lại trong gia đình mình hỗ trợ. Điều chỉnh không gian, ánh sáng phòng ngủ, hạn chế tiếng ồn Không gian phòng ngủ cũng cần bố trí hợp lý, thuận tiện cho cả mẹ và bé. Phòng ngủ nên để tối, yên tĩnh và nhiệt độ vừa phải. Nếu cửa sổ quá sáng, mẹ có thể sử dụng rèm cửa để giảm bớt ánh sáng chiếu vào. Tắt các thiết bị điện tử 1 tiếng trước khi đi ngủ và nghe những bản nhạc thư giãn Ánh sáng màn hình từ các thiết bị điện tử (tivi, điện thoại di động,…) có thể làm giảm hàm lượng melatonin, làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, gây rối loạn giấc ngủ, khó ngủ sâu giấc. Đồng thời, việc nghe các bản nhạc thư giãn nhẹ nhàng, tiếng mưa, tiếng sóng vỗ,… trước khi ngủ và thả lỏng cơ thể sẽ giúp mẹ sau sinh ngủ sâu giấc hơn. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh tại spa chăm sóc sau sinh uy tín Tại các spa sau sinh uy tín các mẹ được sử dụng các kỹ thuật massage sau sinh, chăm sóc lành nghề, chăm sóc sau sinh tại nhà sẽ giúp mẹ đào thải độc tố, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh. Song song việc chăm sóc thư giãn toàn thân sẽ giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe, giảm đau mỏi, ngủ ngon và sâu hơn. Tùy vào yêu cầu của mẹ mà liệu trình sẽ được thiết kế cụ thể thiên về thư giãn, trị liệu nhức mỏi hay giảm cân sau sinh nhưng về cơ bản sẽ có các bước như sau: • Bước 1: Xông hơi toàn thân với thảo dược thiên nhiên giúp đào thải độc tố • Bước 2: Xông hơi vùng kín • Bước 3: Chăm sóc chuyên sâu • Bước 4: Massage đầu, cổ, vai, gáy giúp giảm đau nhức tuyệt đối ở vùng này • Bước 5: Massage tay, chân giúp lưu thông máu, giảm đau, mỏi, chuột rút, phù nề • Bước 6: Massage trị liệu và giảm béo vùng lưng, hông • Bước 7: Thải độc vùng lưng bằng bàn chải thông kinh lạc • Bước 8: Nằm muối trị liệu giúp thư giãn, giảm đau nhức, hạn chế cảm cúm • Bước 9: Massage kỹ thuật Nhật hóa lỏng mỡ vùng bụng • Bước 10: Ấn huyệt kỹ thuật Nhật vùng bụng, giúp giảm mỡ bụng, thu gọn dạ dày • Bước 11: Quấn nóng bụng bằng thảo dược • Bước 12: Đốt hỏa liệu giúp giảm mỡ và săn chắc bụng, giảm đầy tức bụng Qua đây, những mẹ nào còn ám ảnh về chứng mất ngủ thì hãy thử thực hiện 6 mẹo trên để lấy lại giấc ngủ sâu hơn mẹ nhé!