So với bé trai thì số trường hợp bé gái mắc hăm tã chiếm nhiều hơn. Tình trạng bệnh khiến bé ngứa ngáy khó chịu, vùng mặc tã đau rát, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bé. Các mẹ cùng tham khảo kinh nghiệm trị hăm tã cho bé gái hiệu quả để chữa trị bệnh dứt điểm cho con nhé! 1. Vì sao bé gái thường bị hăm tã? Thông thường các bé gái dễ bị hăm tã hơn các bé trai, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Vùng da bé mặc tã thường bị ẩm ướt, ngoài ra còn do cha mẹ dùng kem dưỡng hoặc do tiếp xúc thời gian dài với chất thải là nguyên nhân gây ra hăm tã. Hoặc do da bé bị nhiễm khuẩn bởi vùng da mặc tã ẩm và nhạy cảm, vi khuẩn gây hại dễ phát triển và gây kích ứng da bé. Do da bé bị kích ứng với các chất hóa học trong thành phần tã bỉm hoặc thành phần các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, khăn ướt… Một số trường hợp bé gái bị hăm tã do bé hoặc mẹ dùng kháng sinh trong thời gian dài, thuốc sẽ làm yếu đi các lợi khuẩn trên da. Kháng sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ bé bị tiêu chảy và là nguyên nhân gây ra hăm tã ở bé gái. Bé gái bị hăm tã do nhiều nguyên nhân khác nhau Những dấu hiệu bé gái bị hăm tã: - Vùng da bé quấn tã bỉm bị tấy đỏ, nổi mẩn ngứa rát kèm theo mùi khai. Vùng da bị hăm kéo dài từ hậu môn, sau đó lan nhanh đến mông và đùi. - Hăm tã có thể tiến triển nặng khiến da bé bị sưng tấy nhiều, ngứa ngáy dữ dội, mẩn đỏ lan rộng, thậm chí da bé có dấu hiệu bị lở loét, chảy nước và mưng mủ. - Bé cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh, quấy khóc nhiều và biếng ăn, mất ngủ dẫn đến sụt cân, bé chậm phát triển. 2. Dùng kem trị hăm tã cho bé gái Một số loại kem trị hăm tã cho bé gái hiệu quả được khuyên dùng là: - Kem Biohoney Baby: Thành phần: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng, zinc oxide… Công dụng: giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu da, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tái tạo da, hỗ trợ điều trị hăm tã ở bé gái hiệu quả. Cách dùng: mẹ thoa kem cho bé ngày 2 lần sáng và tối sau khi đã vệ sinh da con sạch sẽ. - Kem Bepanthen: Thành phần: chất Dexpanthenol Công dụng: giúp tái tạo da nhanh chóng, điều trị hăm tã cho da bé láng mịn. Cách dùng: mẹ thoa kem ngày 2-3 lần để trị hăm tã cho con. - Kem Desitin tím: Thành phần: kem chứa 40% kẽm oxit Công dụng: giúp da luôn khô ráo đồng thời sát khuẩn cho da bé hiệu quả. Cách dùng: mẹ thoa kem cho con ngày 1 lần sau khi lau rửa, lau khô da con. - Kem Burt’s Bees: Thành phần: vitamin A cùng vitamin E Công dụng: giúp da bé hồi phục nhanh chóng, đồng thời giữ ẩm cho da, hỗ trợ điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Cách dùng: mẹ thoa kem cho con ngày 2-3 lần và không nên thoa quá dày, mẹ lưu ý lau khô da bé trước khi thoa kem. Lưu ý: Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, sau đó lau khô tay với khăn sạch, thoa lượng kem vừa đủ lên da con, tránh thoa nhiều kem khiến da bị bí bách, khó chịu. Mẹ bôi kem trị hăm tã cho con 3. Kinh nghiệm chăm sóc bé gái bị hăm tã Mẹ cần thay tã bỉm cho con thường xuyên, kể cả khi bé không đi vệ sinh. Tốt nhất mẹ nên thay tã 2 tiếng 1 lần để tránh vi khuẩn phát sinh gây hại. Mẹ chú ý vệ sinh da con sạch sẽ mỗi lần thay tã bằng nước ấm sạch sau khi lau rửa Ngoài ra, mẹ để bé không mặc bỉm tã thường xuyên trong ngày giúp da bé khô thoáng và dễ chịu hơn và ngưng sử dụng những sản phẩm sữa tắm, khăn ướt có chứa chất kích ứng, chất bảo quản hoặc chất tạo bọt, chất tạo hương khi bé đang bị hăm tã. Giữ không gian sống và phòng bé sạch sẽ, thoáng mát với nhiệt độ mát mẻ, tránh để bé đổ nhiều mồ hôi. Đặc biệt, mẹ cần đổi tã bỉm khi da bé bị kích ứng, lựa chọn loại tã bỉm có thành phần an toàn với da bé, kích thước phù hợp không quá chật hoặc quá lỏng để mặc cho con. Mẹ thay tã cho con thường xuyên 4. 5+ mẹo dân gian trị hăm tã cho bé gái Mẹ có thể tham khảo sử dụng một số nguyên liệu dân gian trong trường hợp bé bị hăm tã nhẹ như: - Dùng sữa mẹ: giúp diệt khuẩn, làm sạch da và giúp giảm nhanh những triệu chứng hăm tã. Cách làm: mẹ chỉ cần dùng vài giọt sữa mẹ thoa lên vùng da bé bị hăm, sau đó để khô tự nhiên và mặc tã mới cho con. - Dùng dầu dừa: kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên, đồng thời dưỡng ẩm và làm mềm da bé. Mẹ trị hăm tã bằng dầu dừa cho con như sau: mẹ vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng, sau đó dùng dầu dừa nguyên chất thoa lên da con kết hợp massage nhẹ nhàng. - Dùng giấm: giúp trung hòa và cân bằng độ pH cho da bé. Để trị hăm tã cho bé gái bằng giấm, mẹ có thể cho nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Hoặc mẹ pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước sạch và dùng dung dịch này để lau vệ sinh da cho con. - Dùng tình dầu tràm trà: khử trùng và kháng khuẩn, dùng để trị hăm tã hiệu quả. Hướng dẫn mẹ thực hiện: Mẹ dùng 3 giọt tinh dầu tràm trà cùng dầu nền và thoa nhẹ nhàng lên vùng da hăm tã của bé. - Dùng lô hội : chống viêm, thành phần giàu vitamin E giúp hỗ trợ điều trị hăm tã. Cách làm như sau: Mẹ cắt một lát lô hội và lấy phần gel thoa nhẹ nhàng lên da con, sau đó để khô tự nhiên và mẹ mặc tã mới cho con. Nha đam hỗ trợ điều trị hăm tã ở bé gái - Dùng bột yến mạch: giúp làm dịu da, tăng cường sức khỏe làn da bé và hỗ trợ điều trị hăm tã, giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa từ lỗ chân lông. Hướng dẫn thực hiện: Mẹ dùng một muỗng canh bột yến mạch, hòa vào nước để tắm cho con, để con ngâm mình khoảng 10-15 phút rồi tắm lại sạch cho bé 1 lần nữa. 5. Cha mẹ đưa bé đi gặp bác sĩ khi nào? Nếu tình trạng hăm tã trên da bé không được cải thiện sau quá trình điều trị tại nhà, hoặc khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời: Da bé bị sưng tấy nghiêm trọng, vết hăm đỏ tấy và gây đau rát dữ dội hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ, chảy dịch. Đặc biệt, bé bị đau rát khi đi vệ sinh nên quấy khóc liên tục, ngủ hay bị giật mình và bé có thể bị sốt hoặc ớn lạnh. 6. Sai lầm thường gặp khi trị hăm tã cho bé gái Mẹ cần tránh những điều dưới đây khi điều trị hăm tã cho con: - Dùng bột ngô và phấn rôm để chữa hăm tã cho bé. Điều này sẽ khiến da bé bị bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng hăm tã càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, bé vô tình hít phải phấn rôm gây hại cho hệ hô hấp và mẹ dùng phấn rôm bôi ở vùng da dưới bụng của bé gái có thể gây bệnh u ác tính ở buồng trứng sau này. - Sử dụng nhiều xà phòng tắm và vệ sinh da bé khiến da bé bị khô, nứt nẻ và vết hăm càng khó lành hơn. - Mẹ chưa lau khô người bé đã mặc tã bỉm khiến da bé bị ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây hại. - Mẹ giặt quần áo con bằng những loại bột giặt có chất tẩy mạnh, các thành phần hóa học trong bột giặt có thể gây kích ứng da bé - Mẹ bôi kem trị hăm tã chứa các thành phần không phù hợp hoặc mẹ bôi kem quá dày, bôi quá nhiều lần trong ngày khiến da bé bị bí bách và hăm tã mãi không khỏi. Trên đây là những kinh nghiệm trị hăm tã cho bé gái hiệu quả để cha mẹ tham khảo. Hy vọng cha mẹ đã có đủ kiến thức để chữa bệnh nhanh chóng và dứt điểm cho con nhé!