Chắc chắn khi đọc và xem những video về cách đánh vần Tiếng Việt cực kì mới lạ, phần đông trong chúng ta sẽ cảm thấy khó hiểu. Nhiều người ngay lập tức có những phản ứng rất tiêu cực, chửi bởi la lối um sùm. Các bố mẹ ngay lập tức cảm thấy lo lắng liệu con mình bước chân vào lớp 1 sẽ ra sao đây? Nếu chúng ta trẻ trâu, chúng ta nói gì cũng được, nhưng làm bố làm mẹ cũng là lúc chúng ta nên học cách suy nghĩ một cách chín chắn thấu đáo hơn, nhìn nhận sự việc một cách bình tĩnh nhất, và học cách sử dụng khả năng phân tích của mình để đưa ra đánh giá khách quan. Bởi vì bố mẹ phải làm gương cho con kia mà! Tất nhiên cách đánh vần này khác với cách chúng ta học 2 3 chục năm trước, nhưng hãy đếm thử xem trong 2 3 chục năm vừa qua, chúng ta có thực sự dùng đến việc đánh vần nữa hay không? Một khi đã đọc thông viết thạo, chẳng ai lại còn ngồi a nhờ anh đờ anh đanh sắc đánh, â nờ ân vờ ân vân huyền vần nữa cả! Chính bởi đánh vần chỉ là một CÔNG CỤ giúp trẻ học chữ, học đọc, học viết. Vậy nên đánh vần ra sao, miễn con biết đọc biết viết là được! Việc đánh vần này gây phản ứng tiêu cực ở người lớn, bởi vì nó KHÁC BIỆT với những gì chúng ta từng được học. Nhưng với trẻ con, chúng chẳng quan tâm đâu vì đây cách đánh vần chúng được học ĐẦU TIÊN. Và rõ rãng là kết quả là chúng vẫn đọc thông viết thạo. Nên nhớ trẻ em là một tờ giấy trắng, muốn học điều mới rất dễ dàng, chúng ta thực sự không nên đem cách nhìn của một tờ giấy đã hằn đường mực, muốn sửa phải xóa phải tẩy hì hụi ra để áp dụng lên con trẻ. Bố mẹ cũng nên học cách cởi mở hơn với những điều mới lạ. Hãy học từ con mình!. Thử nghĩ mà xem nếu trẻ con cứ thấy cái gì mới là thu mình lại, hoặc xửng cồ lên không muốn thử, thì trẻ sẽ không thể lớn, chẳng màng tiếp thu bất cứ điều gì ngoài xã hội. Trẻ em lớn lên mỗi ngày chính vì trí tò mò muốn khám phá, muốn chạm tới những điều chúng chưa biết. Trẻ chưa từng ăn cơm nhưng rồi trẻ sẽ nếm thử, trẻ chưa từng chơi bập bênh, nhưng trẻ sẽ muốn nhún nhún chút coi, trẻ chưa từng học toán, chẳng hiểu những con số có ý nghĩa gì, nhưng trẻ sẽ dần hiểu ra khi trẻ được tiếp xúc. Vậy đấy, bố mẹ hãy thử nghiêm túc học cách đánh vần mới trước khi nằng nặc nói không xem sao? Cách đánh vần theo chương trình Công nghệ Giáo dục của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại đi theo hướng ngữ âm học. Mới xem thì có vẻ rất kì cục nhưng thực chất đã từng được nhắc đến nhiều khi chúng ta học tiếng Anh. Tiếng Việt của chúng ta quả rất trong sáng vì hầu như viết sao là có thể đọc y như vậy! Vì thế nên qua thời gian hầu như chẳng ai quan tâm đến ngữ âm của nó nữa cả. Nhưng lật lại một chút vào thể kỉ 17, chúng ta hoàn toàn không viết những kí tự La tinh như bây giờ mà dùng chữ Nôm chữ Hán. Mà tất nhiên thể loại chữ tượng hình đó thì nhìn chình ình đó nhưng chưa chắc đã đọc đúng! Và với mục đích truyền giáo, Chữ quốc ngữ dần dần được sáng tạo bằng cách GHI LẠI ÂM tiếng Việt bằng chữ la tinh. Chính vì thế Tiếng Việt của chúng ta có thể nói là biểu hiện tương đối rành mạch của ngữ âm. So với tiếng Anh hiện đại, một chữ có thể đọc theo 1 tỷ kiểu tùy vào từ mà chúng tạo thành. Ví dụ “ou” có thể đọc thành [ow] though, [u] through [^f] enough [aw] plough. Thì tiếng Việt chúng ta khá khẩm hơn rất nhiều, có sự đồng nhất tương đôi cao. Tuy nhiên không phải là hoàn toàn đồng nhất. Tham khảo bảng ngữ âm tiếng Việt sau https://en.wikipedia.org/wiki/Help:IPA/Vietnamese. Cụ thể c,k,q đều đọc là /c/ cô, kem, quốc v, gi, d, r kha khá giống nhau là /z/ tùy vùng miền, già, da, ra /iə/ viên, bia /ɨə/ xương, chưa /uə / uống, mua Đọc đến đây không biết có ai thấy ồ à lên như mình không bởi vì đây CHÍNH LÀ CÁCH ĐÁNH VẦN theo chtrinh mới! Chính bởi chúng ta biết nói trước rồi mới biết đọc biết viết, nên chúng ta hầu như không quan tâm đến cách phát âm một chữ nữa. Nhưng ở phương diện một người nước ngoài học tiếng Việt, thì cách đọc ngữ âm này chính là cách tốt nhất để họ có thể đọc chuẩn. Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế (IPA) này thực tế không xa lạ chút nào khi bởi chúng luôn luôn đi kèm các từ mới khi chúng ta học tiếng Anh. Nhưng lại một thiếu sót nữa trong giáo dục ngoại ngữ đó là chúng ta chỉ quan tâm đến mặt chữ mà thường bỏ qua luôn những kí hiệu phát âm hữu ích này. https://en.wikipedia.org/wiki/International_Phonetic_Alphabet Ngay cả ở Mỹ, người ta cũng dạy trẻ đánh vần theo phương thức ngữ âm này, và trẻ học rất nhanh. Phương pháp này với mình cũng rất mới lạ, ban đầu thấy tụi trẻ nói linh tinh chả hiểu gì cả, chả ra chữ cái chả ra từ. Thế mà chúng nhận mặt chữ và ghép từ được rất rất sớm. Và nên nhớ tiếng Anh có hệ thống ngữ âm phức tạp và lộn xộn hơn tiếng Việt rất nhiều nhé! https://www.youtube.com/watch?v=uC9TqTygLmQ Bố mẹ đừng lẫn lộn giữa việc âm và chữ cái nhé. Không phải vì Tiếng Việt của mình tương đối đồng nhất mà gộp luôn âm và chữ được đâu (Gộp luôn là lên level mới như nghiên cứu của giáo sư Bùi Hiền thì mình chưa ngộ được). Chữ khi đứng riêng vẫn là cờ ka quờ nhưng khi ghép tạo thành từ, trẻ sẽ cần phải biết cách tạo âm mới đọc được từ đó. Những bài cố tình hiểu sai khi đọc cạnh hình học, hay cố tình máy móc đọc không cho ra tiếng Việt thực sự chẳng đi đến đâu với cái kiểu tư duy đó. Ngoài ra thì việc cho các từ gì và các mẩu truyện gì vào trong sách giáo khoa mình nghĩ thực sự không quan trọng, miễn chúng phục vụ đúng mục đích là dạy được chữ cái đó cho trẻ. Cho dù từ đó miền Bắc hay miền Nam, trẻ biết thêm đều có ích. Trẻ miền Nam học một từ mới miền Bắc hay trẻ miền Bắc học một từ mới miền Trung chẳng phải đều tăng thêm vốn từ hay sao? Chúng ta xem phim thấy người ta gọi cái bát là cái chén thì có tắt ti vi đi hay không? Thấy báo viết quả chanh thay vì trái chanh thì có đốt báo không? Một lần nữa, đừng áp đặt suy nghĩ phiến diện của mình lên trí óc vô tư của trẻ. Không biết thì hỏi, hỏi thì hiểu vậy thôi! Sách giáo khoa cũng chỉ là một quyển sách. Liệu trong 1 năm đó, bạn dự định chỉ cho con đọc mỗi 1 quyển sách giáo khoa ấy hay sao? Vậy nên đừng kì vọng quá nhiều vào những ý nghĩa nhân vân mà một mẩu truyện chưa đến 100 chữ phải truyền tải. Thay vào đó, mua thêm cho con nhiều những sách mà bạn thấy là bổ ích, đọc cho con nghe, giải thích cho con hiểu. Không phải cứ nội dung hơi xấu chút là cổ súy cho trẻ con lừa lọc, nói dối… Vậy thì Tấm Cám cổ súy chị em giết nhau? Sọ Dừa cổ súy sức khỏe sinh sản sai lệch? Quét nhà thì ra rác mà suy nghĩ kiểu ấy thì thực sự nhìn đâu cũng toàn những điều xấu xa. Trẻ em đến trường không phải để tự học, cứ ra hiệu mua một quyển sách về là xong. Sự chỉ dẫn, giảng giải của bố mẹ, của thầy cô mới là mấu chốt cho sự thành công của giáo dục. Và chính bố mẹ nắm bắt 50% mấu chốt đó. Vậy nên thay vì đổ lỗi cho một quyển sách rồi chửi rửa một nền giáo dục ĐANG PHÁT TRIỂN. Hãy thử tìm cách phải triển chính bản thân mình xem. Có con chính là một cơ hội để các bố các mẹ được học lại từ đầu đấy! Thế nên đừng ngại, hãy ngồi vào bàn và học cùng con nhé! Mời các mẹ follow blog của mẹ My nhé! https://www.facebook.com/mymyeveryday/