Bổ sung sắt đầy đủ trong quá trình mang thai sẽ giúp cho bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Không chỉ vậy, sắt còn rất quan trọng trong thời gian cho con bú để bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé. Vậy bổ sung sắt cho phụ nữ sau sinh cần lưu ý những vấn đề nào? 1. Sau sinh có uống được sắt không? Câu trả lời là CÓ. Các bác sĩ vẫn khuyên mẹ sau khi sinh nên tiếp tục viên sắt ít nhất 1 tháng sau sinh. Bởi mẹ có thể dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, hoặc mất nhiều máu trong quá trình sinh nở. Biểu hiện của việc thiếu máu sau sinh là mẹ luôn có cảm giác mệt mỏi. Vậy nhưng mẹ cũng dễ gặp phải tình trạng này trong khi nuôi con nhỏ nên mẹ có thể kiểm tra các dấu hiệu khác như: thở dốc, nhịp tim bất thường. Mẹ có thể gặp các triệu chứng như thèm ăn bất thường một đồ ăn nào đó, thay đổi khẩu vị ăn uống, đau lưỡi, đau đầu, ngứa ngáy cơ thể,… Và đặc biệt, khi thiếu máu người mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh, bị ho và cảm. 2. Ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt sau sinh đối với phụ nữ Thiếu máu thiếu sắt sau sinh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tâm lý của mẹ, người mẹ lúc nào cũng thấy mệt mỏi chẳng muốn làm gì, dễ cáu gắt, stress và thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh. gây hại đến cả sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu sắt gây giảm khả năng vận động, viêm miệng, viêm dạ dày, thay đổi cấu trúc của tóc, móng tay và da, làm giảm quá trình sinh nhiệt, quá trình trao đổi chất của tuyến giáp,… Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến tâm trạng mẹ sau sinh khiến việc chăm sóc con không hiệu quả. Thậm chí, có trường hợp sau sinh thiếu sắt dẫn đến chứng trầm cảm của mẹ. Chính vậy nên lúc này, bổ sung sắt là việc làm cần thiết để mẹ có thể trạng, tâm lý tốt cho mẹ sau sinh. 3. Bổ sung sắt cho mẹ sau sinh từ thực phẩm giàu sắt Cơ thể cần sắt để sản xuất hemoglobin – thành phần có chức năng dự trữ và vận chuyển oxy vào hồng cầu, mẹ có thể ăn những thực phẩm giàu sắt để có thể thực hiện được tốt vai trò này. Đây là cách bổ sung sắt tự nhiên giúp cung cấp một phần nào đó nhu cầu sắt cho cơ thể. Bạn dễ dàng tìm thấy sắt trong các loại hải sản như tôm, cua, cá, thịt bò, thịt lợn, trứng gà, ngũ cốc,... đều là thực phẩm giàu chất sắt. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp ăn các các loại quả như đu đủ, táo, lê, hồng xiêm,…để bổ sung vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt vào trong cơ thể. Tuy nhiên sự thật là các loại thực phẩm cũng dễ bị biến đổi, hao hụt khi chế biến thức ăn. Chỉ bổ sung sắt qua chế độ ăn có lẽ là không đủ nhất là đối tượng có nhu cầu sắt rất cao như mẹ bầu, phụ nữ sau sinh. Chính vì vậy, sắt có trong các loại thuốc bổ sung sắt sẽ giúp tăng khả năng hấp thu sắt cao, không gây tác dụng phụ để đảm bảo cơ thể không bị thiếu sắt. 4.Cách chọn thuốc bổ sung sắt phù hợp cho phụ nữ sau sinh Ông bà ta vẫn thường nói rằng phòng hơn tránh. Do vậy, để tránh tình trạng thiếu máu sau sinh thì mẹ cần có kế hoạch bổ sung sắt từ trước khi có ý định mang thai, trong quá trình mang thai và sau khi sinh chính là cách để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả nhất. Việc chọn được loại thuốc bổ sung sắt tốt nhất, hỗ trợ hấp thu tối đa sắt cho cơ thể cũng là vấn đề mà rất nhiều chị em quan tâm. Viên sắt tốt là thuốc đáp ứng được các tiêu chuẩn dưới đây: Thuốc chứa thành phần là sắt hữu cơ, vì dòng sắt này giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ của sắt, liều lượng vừa đủ với nhu cầu cũng như phải là sắt dễ hấp thu, đảm bảo cơ thể nhận tối đa lượng sắt cần thiết. Viên sắt không gây tác dụng phụ. Các triệu chứng như: buồn nôn, nóng trong, táo bón, nổi mụn,… đều là biểu hiện của tác dụng phụ của thuốc sắt, những điều này gây khó chịu cho người dùng và cản trở sự hấp thu sắt. Thuốc có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm nghiệm và khuyên dùng bởi các chuyên gia, tổ chức y tế uy tín trong và ngoài nước. Sắt nhận được phản hồi thật, tốt của người đã sử dụng Mẹ cũng nên lưu ý là uống viên sắt 30 phút trước khi ăn sáng hoặc sau ăn sáng 1 tiếng đồng hồ để cơ thể được hấp thu tốt nhất. Ngoài ra, mẹ cũng cần uống nước cam hoặc sử dụng đồ ăn nhiều vitamin C như rau xanh nhất là súp lơ xanh, các loại quả kiwi, chanh, bưởi,…vì sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Mẹ cũng không được uống trà hay cà phê cùng bữa cơm để tránh lượng sắt không hấp thu được vào trong cơ thể. Đặc biệt, là nên uống sắt và canxi cách xa nhau ít nhất từ 1-2 tiếng, vì hai vi chất này khá ''kị nhau'' nên nếu mẹ uống đồng thời sẽ làm giảm tác dụng của chúng. Bên cạnh đó, mẹ nhớ dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, có thể vận động nhẹ nhàng để giúp bản thân bớt mệt mỏi, chăm sóc sức khỏe và nuôi con tốt hơn.