Với những chị em mới làm mẹ lần đầu, vấn đề vệ sinh tắm rửa cho bé thường khiến các bạn cảm thấy bối rối. Và nếu không thực hiện cách tắm cho trẻ sơ sinh khoa học có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của bé. Vì vậy nếu như bạn chưa biết như thế nào là cách tắm bé khoa học nhất thì có thể tham khảo cách tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn Bệnh viện Từ Dũ được tổng hợp sau đây. 1. Q&A trong cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn: Tắm trẻ sơ sinh lần đầu khi nào? Tắm trẻ lần đầu được thực hiện sau sinh 24h và theo chỉ định của bác sĩ. Tắm trẻ sơ sinh vào giờ nào? Tắm trẻ sơ sinh vào giờ ấm nhất trong ngày và trước khi cho trẻ bú. Về Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh, các chuyên gia khuyên rằng 10 giờ đến 11 giờ sáng hoặc 15 giờ đến 16 giờ chiều là khoảng thời gian tốt nhất để tắm cho bé yêu Thực hiện tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần 1 tuần? Tắm trẻ hằng ngày hoặc cách ngày tùy theo điều kiện sức khỏe của trẻ và thời tiết. Nếu trời lạnh vào đông thì bạn có thể tắm trẻ sơ sinh 2 lần/tuần. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh bao lâu? Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là 5 phút/buổi. Trẻ sơ sinh non yếu nếu tắm lâu sẽ khiến trẻ bị ngấm nước dễ bệnh và cuốn rốn bị ướt không khô và lâu rụng. Có nên sử dụng lá tắm cho trẻ sơ sinh? Lá tắm cho trẻ sơ sinh sử dụng đúng loại theo gợi ý từ các bác sĩ để đảm bảo về thân nhiệt cũng nhưng an toàn sức khỏe bé. Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn như thế nào? Không nên để cuốn rốn trẻ bị ướt sẽ làm ẩm ướt và dễ gây nhiễm trùng. Bạn không cần tắm ở phần rốn vì sau khi tắm xong sẽ có quy trình chăm sóc rốn riêng biệt. 2. Những nguyên tắc trước khi tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách: Sạch sẽ: nước tắm sạch, dụng cụ tắm và người tắm phải sạch sẽ An toàn: Bế trẻ cẩn thận, tránh trượt tay làm rơi trẻ, bị sặc nước Ấm áp: Phòng tắm kín gió, tránh gió lùa và ánh sáng đầy đủ. Nên tắt quạt và tắt máy lạnh trước khi tắm cho trẻ sơ sinh. 3. Chuẩn bị dụng cụ tắm phù hợp cho trẻ Trước khi bắt đầu cách tắm cho trẻ sơ sinh khoa học ngay tại gia đình thì bạn nên chuẩn bị những vật dụng. Dưới đây là một số dụng cụ mà các mẹ cần sử dụng khi tắm cho bé: Chậu tắm nhỏ: 1 cái - dùng để gội đầu cho trẻ Chậu tắm lớn: 1 cái - dùng để tắm thân người cho trẻ sơ sinh Nước tắm sạch: Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh phù hợp là 35 - 37 độ C. Nếu không có nhiệt kế, bạn hãy nhúng mu bàn tay vào để cảm thấy ấm là được. Vùng da mu bàn tay co cấu trúc mỏng sẽ giúp cảm nhận nhiệt độ chính xác hơn lòng bàn tay. Khăn tắm vừa: dùng để lau khô người trẻ Khăn tắm lớn: dùng để bọc, quấn giữ ấm trẻ sau khi lau khô Khăn sữa nhỏ: 3 cái - dùng để tắm và lau khô đầu, thân người cho trẻ Bộ dụng cụ chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh: bông gòn, gạc, nước muối sinh lý, bông tăm Quần áo cho trẻ sơ sinh: tã, quần áo, nón, bao tay, chân bằng chất vải cotton Sữa tắm cho trẻ sơ sinh: nên chọn loại tắm toàn thân, không cay mắt và có thành phần dịu nhẹ lành tính cho trẻ sơ sinh. Kem dưỡng ẩm Lưu ý chuẩn bị phòng tắm để sử dụng cho trẻ Chuẩn bị phòng tắm là một trong những bước cần thiết trong khoa học. Phòng tắm cho trẻ sơ sinh nên kín gió và ấm áp. Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh phù hợp nên giao động trong khoảng từ 24 - 26 độ C. Ngoài ra bạn không nên chọn những phòng tắm mà có khoảng cách di chuyển ngoài trời quá xa. Nếu như không có phòng khép kín như điều kiện trên thì các mẹ có thể sử dụng phòng ngủ của mình để tắm cho bé. Đồng thời, bạn nên tắt mọi thiết bị quạt, điều hòa khi tắm cho trẻ. chuẩn bị dụng cụ để tắm cho trẻ 4. Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn bằng sữa tắm: Sau khi đã chuẩn bị xong các yếu tố trên và cân nhắc kỹ càng về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh, bạn bắt đầu thực hiện cách tắm cho trẻ sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ theo các bước sau đây: Lưu ý: trước khi tắm cho trẻ sơ sinh, bạn dùng khăn lau sạch bộ phận sinh dục để nước tắm được sạch hơn. Bước 1: Gội đầu cho trẻ sơ sinh: Dùng khăn lớn quấn thân người bé vào khăn: bước này giúp bé không bị lạnh trong lúc gội đầu. Mặt khác, khăn có độ nhám giúp hạn chế tình trạng mẹ bị trơn tượt tay làm rơi bé. Bế bé lên và đưa bé lại gần chậu nước nhỏ: lưu ý thao tác cách bế trẻ sơ sinh là: cánh tay đỡ lưng, bàn tay đỡ đầu. Rửa mặt, mắt, mũi, miệng, vành tai và sau hai lỗ tai bé: dùng khăn sữa (khăn thứ 1) thấm nước lau mặt theo thứ tự mắt, mũi, miệng, trán, cằm, hai vành tai cho trẻ và sau tai. Gội đầu trẻ sơ sinh: dùng các ngón tay của bàn tay bế trẻ ép hai vành tai vào lỗ tai để tránh nước vào trong tai. Làm ướt tóc rồi cho sữa tắm vào khăn vải và thoa đều lên tóc trẻ. Lưu ý: không để xà bông, sữa tắm rơi vào mắt trẻ. Xả lại tóc trẻ với nước: Sau khi làm sạch tóc trẻ với sữa tắm, bạn xả sạch sữa tắm với nước sạch. Lau khô tóc trẻ: sau khi xả sạch với nước, bạn dùng khăn sữa khô (khăn thứ 2) lau khô tóc trẻ. Dùng tay đỡ cổ khi tắm cho trẻ sơ sinh Bước 2: Tắm thân người trẻ sơ sinh chưa rụng rốn Tắm toàn thân cho trẻ sơ sinh kể cả chưa rụng rốn là không sao cả. Để đề phòng trường hợp trơn trượt trong chậu tắm, bạn có thể lót một chiếc khăn sạch bên trong dưới đáy chậu. Đặt bé vào chậu nước lớn: đổ nước chỉ ngập đến hông trẻ. Bàn tay bạn đỡ chắc phần cổ cho trẻ. Phần mông của trẻ sẽ chạm vào đáy chậu. Tắm thân người trẻ: thoa một ít sữa tắm lên da trẻ. Dùng khăn sữa nhỏ (khăn thứ 3) nhẹ nhàng tắm trẻ từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. Bạn có thể tắm theo thứ tự: cổ, ngực, lưng, cánh tay, nách, bàn tay. Sau đó, bạn tắm ở phần bụng, cẳng chân, bàn chân, ngón chân, mông, hai bên bẹn và bộ phân sinh dục, hậu môn. Lưu ý: với những trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, bạn không cần chà xát hay vệ sinh thật kỹ rốn trong khi tắm. Vì rốn bị thấm nước quá lâu sẽ lâu lành và lâu rụng. Xả lại thân người trẻ bằng nước sạch Quấn khăn giữ ấm cho trẻ Cho kem dưỡng da ra lòng bàn tay và massage nhẹ nhàng để kem dưỡng thấm vào da trẻ Mặc áo giữ ấm cho trẻ chuẩn bị phòng tắm để tắm cho trẻ sơ sinh Bước 3: Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh Nhỏ nước muối sinh lý lên đầu bông tăm Dùng bông tăm lau đều xung quanh chân rốn thật nhẹ nhàng từ trong ra ngoài Giữ thoáng rốn luôn khô, không băng rốn và mặc tã, quần cho bé bình thường Lưu ý: Các trường hợp: rốn chảy dịch mủ - máu, có mùi hôi; da quanh chân rốn tấy đỏ, rốn không rụng sau 2 tuần thì liên hệ cơ sở y tế hoặc bệnh viên ngay lập tức.