Mỗi người mẹ trong giai đoạn đầu mang thai đều có thể bị ra dịch màu nâu như màu cà phê, hiện tượng này kéo dài tầm 2-3 ngày trở lên. Tốt nhất khi thấy ra dịch màu nâu thì nên tới bệnh viện để khám bởi vì có thể đây là dấu hiệu của nguy cơ sảy thai. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm đến thai nhi nhưng cũng không nên chủ quan các mẹ ạ! ▼ Các dịch tiết màu nâu xuất hiện trong thai kỳ. Tiết nhiều dịch trong thời gian mang thai là bình thường Trong thời gian mang thai, vì kích thích tố và quá trình trao đổi chất làm thay đổi cổ tử cung và vùng chậu bị chèn ép, dẫn tới sự gia tăng tiết dịch là bình thường. Tuy nhiên, nếu số lượng, mùi, màu sắc của dịch là bất thường, hoặc thậm chí nếu âm hộ ngứa hoặc khó chịu, có thể do nhiễm trùng âm hộ hoặc các bệnh khác, tốt nhất là nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt, nếu không nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nguyên nhân ra dịch màu nâu 1. Dấu hiệu sảy thai Trong ba tháng đầu của thai kỳ vì phôi thai vẫn còn được cấy vào tử cung, tình trạng vẫn chưa ổn định, bác sĩ sản khoa và phụ khoa Vương Hoài Lân (Đài Loan) cho biết: “Phôi và cổ tử cung sẽ có các mức độ phân tách khác nhau, khi tách ra sẽ khiến cho các mạch máu trên bề mặt bị vỡ. Điều này có thể gây chảy máu âm đạo. ”. Lúc này nếu tiết ra khí hư có màu nâu có thể là dấu hiệu của việc xảy thai. Nếu tình trạng này kéo dài 2-3 ngày, thì không được chủ quan và đi khám bác sĩ phụ khoa. 2. Xuất huyết cổ tử cung Nồng độ hormon trong thai kỳ tăng lên, khiến nội mạc cổ tử cung mọc cục thịt thừa (Polyp), và dẫn đến xuất huyết bất thường. Thông thường tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ cục thịt thừa. Hiện tượng này cóthể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, chính vì thế các mẹ bầu giảm chuyện ấy và tránh các tư thế kích thích. 3. Hở eo cổ tử cung Hở eo cổ tử cung thường xuất hiện ở giai đoạn thai nhi được 16 đến 24 tuần tuổi. Vì chiều dài cổ tử cung ngắn, chỉ cần co nhẹ cũng dễ chảy máu, dẫn tới tiết ra chất dịch màu nâu. 4. Nhau thai ở vị trí bất thường (Placenta previa) "Placenta previa" có nghĩa là vì nhau thai ở vị trí thấp, nó thậm chí có thể chèn lên cổ tử cung, dẫn đến không thể sinh thường và dễ chảy máu trong khi mang thai. Nếu bạn bị chảy máu quá mức, bạn phải tới bệnh viện để kiểm tra và xử lý. 5. Có kinh nguyệt khi mang thai Sau khi mang thai có thể sẽ xuất hiện một lượng máu nhỏ trong kì kinh nguyệt, trường hợp này không nghiêm trọng chỉ cần nghỉ ngơi là được. Tuy nhiên nếu ra máu 2 ngày liên tiếp hoặc nhiều hơn thì tốt nhất là nên tới bệnh viện kiểm tra. 6. Mang thai ngoài tử cung Nếu được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu cũng sẽ có hiện tượng tiết dịch màu nâu kèm các triệu chứng đau bụng dữ dội hơn, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh hoặc chảy nhiều máu vv Cách cải thiện tình trạng tiết dịch: 1. Uống nhiều nước. 2. Không nhịn tiểu. 3. Không mặc quần jean bó sát. 4. Mặc đồ lót cotton. 5. Sử dụng băng vệ sinh và thường xuyên thay băng. 6. Sử dụng nước rửa âm đạo: Khi mua nước rửa âm đạo cần xác nhận xem độ PH của sản phẩm có phù hợp không. 7. Giữ vệ sinh vùng kín: Lau từ trước ra phía sau để tránh vi khuẩn ở hậu môn xâm nhập và làm nhiễm trùng âm đạo. 8. Quan sát tình trạng cơ thể và đi khám bác sĩ định kì .