Có thể nói phát triển trí tuệ cảm xúc giúp trẻ tự tin, có trách nhiệm, có kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với người khác và là tiền đề để thành công trong cuộc sống sau này. Từng là người đồng hành cũng các bậc phụ huynh trong việc giáo dục trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc, bản thân mình nhận thấy đây là vấn đề cần được chú trọng và có sự kết hợp giữa phương pháp giáo dục tại nhà cũng như tại trung tâm ngoại khóa với nhau. Cách giáo dục con phát triển trí tuệ cảm xúc tại nhà Khi giáo dục con phát triển trí tuệ cảm xúc tại nhà, các bậc phụ huynh nên để bé cảm nhận được tình yêu thương của mình bằng những cử chỉ, lời nói. Thực tế cho thấy những đứa trẻ lớn lên trong môi trường tích cực và nhận được đủ đầy yêu thương sẽ phát triển nhân cách hoàn thiện hơn, có thái độ tích cực hơn trước cuộc đời. Bên cạnh đó, cha mẹ cần hình thành cho trẻ thói quen biết quan tâm, chia sẻ với những người thân trong gia đình hay bạn bè… Các kỹ năng này sẽ giúp bé hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Cha mẹ không nên chiều theo những đòi hỏi chưa phù hợp của bé để tập cho bé biết hạn chế và điều khiển cảm xúc của mình. Đồng thời con bạn cũng cần một tinh thần lạc quan để có thể vượt qua những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Cha mẹ có thể giải thích cho bé hiểu sự liên quan giữa những hành vi của bé với cảm xúc của những người xung quanh. Ví dụ, khi bé giành đồ chơi của bạn: “Thử tưởng tượng con là bạn, khi bị giật món đồ chơi mình rất thích thì con cảm thấy thế nào?”. Đó cũng chính là cách bạn giúp bé hiểu được cảm xúc của người khác cũng như của chính mình... Những thói quen tốt, dù rất nhỏ song sẽ hình thành cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn tinh tế. Nên giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình, xây dựng cho con vốn từ vựng cảm xúc như buồn, vui, giận, lo sợ... Có thể cho trẻ xem nhiều bức ảnh diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau và giải thích. Nếu trẻ thất vọng vì mất đồ chơi, đừng bảo con là "không sao đâu, đừng khóc" mà hãy tận dụng cơ hội này dạy trẻ về các khái niệm về xúc cảm. Hãy hỏi bé có thích đồ chơi ấy không, như vậy con bạn sẽ bộc lộ, miêu tả được cảm xúc dưới nhiều góc độ hơn. Mặt khác, nên để trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh, chẳng hạn như "Hôm qua bà nội vui lắm, bà cười nhiều. Tại sao bà vui? Vì cu Tí biết nhường đồ chơi cho em...". Như vậy, trẻ không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi người. Từ đó, trẻ sẽ biết kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh hành vi của mình - một khả năng rất cần thiết để thành công trong cuộc sống. Đặc biệt, với những trẻ dưới 6 tuổi, không sử dụng sự trừng phạt và phải cho trẻ biết một cách rõ ràng về lỗi của mình. Chúng ta nên hào phóng, thậm chí không giới hạn lời khen, miễn là khen có lý. Với trẻ nhỏ, đừng lạm dụng lời giáo huấn vì "Không phải lời giáo huấn, mà chính sự trải nghiệm sẽ có tác dụng với trí tuệ cảm xúc của trẻ". Cách giáo dục con phát triển trí tuệ cảm xúc thông qua các chương trình học ngoại khóa Ngày nay, với mong muốn ngoài việc mang lại cho trẻ những những kiến thức văn hóa ở nhà trường thì việc phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ là một trong những tiêu chí, định hướng của các khóa học ngoại khóa. Và TOMATO là một điển hình cụ thể. Dựa trên những nghiên cứu tâm lý trẻ em uy tín được quốc tế công nhận cũng như định hướng tôn trọng thiên hướng phát triển tự nhiên của trẻ, TOMATO được đánh giá là một trong những chương trình học ngoại khóa giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc tốt nhất hiện nay. Tại đây, các bé sẽ được bổ sung những vấn đề chưa được trang bị đầy đủ ở môi trường học tập chính khóa cũng như ở gia đình, để từ đó phát triển trí tuệ cảm xúc một cách toàn diện. Việc kết hợp giữa khóa học ngoại khóa TOMATO và các phương pháp tại nhà là lựa chọn hiệu quả để phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ. Nhờ đó, trẻ sẽ vững vàng và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.