Suy thai có nghĩa là thai nhi do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn tới khó thở, mẹ bầu sẽ nhận ra các hiện tượng bất thường như cử động của thai nhi ít đi hoặc các biến đổi thất thường khác. Hiện tượng suy thai có liên quan mật thiết đến sự thiếu oxy ở người mẹ. Trong bài viết này Mamibuy sẽ giới thiệu nguyên nhân suy thai, phương thức trị liệu và các biến chứng cho ba mẹ cùng biết nhé! Nguyên nhân suy thai mãn tính 1.Cơ thể người mẹ (35%) Cơ thể của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến suy thai. Về mặt lâm sàng, tình trạng thiếu oxy trong máu của người mẹ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng suy dinh dưỡng của thai nhi; Mẹ bị các hiện tượng như tăng huyết áp thai kỳ hoặc bị oxy hóa hồng cầu do thiếu máu và ngộ độc khí carbon monoxide, những hiện tượng này đều dẫn tới tình trạng suy thai. Ngoài ra, mất máu cấp tính do nhau tiền đạo hoặc nhau thai bong non cũng có thể gây ra tình trạng suy thai. 2. Nhau thai / dây rốn / nước ối (20%) Dây rốn và nhau thai là đường truyền oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. Chính vì thể nếu như có dây rốn và nhau thai có vấn đề sẽ dẫn tới suy thai. Ví dụ, dây rốn hoặc nhau thai cuốn cổ, sa dây rốn có thể gây tắc đường vận chuyển máu cho thai nhi, hoặc dẫn tới sinh nở muộn, rối loạn sự phát triển của nhau thai, nhiễm trùng nhau thai hoặc giảm các chức năng của nhau thai vv từ đó dẫn tới suy thai, nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi. Phân của thai nhi trong nước ối cũng có thể gây ra tình trạng suy thai, được gọi là "hội chứng hít nước ối phân su". Khi nước ối và phân của thai nhi trộn lẫn vào nhau, nước ối sẽ bị bị đục. Hiện tượng này có tỷ lệ phát sinh là 10-15%. Khi nước ối nhuốn phân su, thai nhi sẽ có 5% khả năng bị mắc "hội ứng hít nước ối phân su", đó là các triệu chứng do thai nhi hít phân vào trong phổi dẫn tới tắc nghẽn đường hô hấp, viêm hoặc cản trở sự căng phồng của phế nang. Lúc này thai nhi sẽ có hiện tượng hít thở gấp, thiếu oxy hoặc sức sống suy giảm. 3. Nguyên nhân do thai nhi (25%) Nếu thai nhi có hiện tượng rối loạn chức năng tim mạch, chẳng hạn như bị bệnh tim bẩm sinh, hoặc bị ảnh hưởng của một loại thuốc nào đó mẹ dùng trong thai kì cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới giảm cử động. Ngoài ra còn có thể do thai nhi bị huyết áp thấp, suy tim vv hay trường hợp khác có thể là do một tử cung bị nhiễm trùng, thai nhi phát triển bất thường vv cũng là những nguyên nhân có thể dẫn tới suy thai. Hiện tượng suy thai sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của thai nhi, nếu quá nghiêm trọng có thể dẫn tới thai chết lưu, do vậy trong thời kí mang thai nếu mẹ bầu phát hiện ra dấu hiệu bị suy thai thì phải đặc biệt chú ý, đến ngay bệnh viện để chuẩn đoán sớm và kịp thời xử lý. Dấu hiệu dự đoán suy thai 1. Thai nhi giảm cử động Cử động thai nhi chính là biểu hiện của sức khỏe thai nhi, nếu như thai nhi giảm cử động hoặc đạp ít đi có thể là hiện tượng suy thai. Cũng có thể do càng đến gần thời gian sinh nở, thai nhi có thể sẽ ít cử động hơn do đã phát triển hình dạng lớn, tuy nhiên nếu thấy thai nhi cử động ít đi thì mẹ bầu vẫn cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra. 2. Nước ối nhuộm phân Thực tế chứng minh rằng tại thời điểm sinh nở nếu như nước ối nhuộm phân sẽ dẫn tới hiện tượng suy thai. 3. Biến chứng do rối loạn Suy thai sẽ kích thích não của thai nhi, có khả năng sẽ dẫn tới nhiễm trùng khí quản làm thai bị chết lưu, chính vì thế nếu bác sĩ phát hiện ra suy thai thì phải xử lí ngay lập tức. Điều trị suy thai mãn tính như thế nào? Căn cứ vào nguyên nhân bệnh, tuần tuổi của thai nhỉ, độ trưởng thành của thai nhi cũng như độ nghiêm trọng của suy thai để tìm cách điều trị phù hợp. (1) Định kì khám thai, sau khi dự đoán được tình trạng thai nhi, mẹ bầu nên nằm nghiêng để nghỉ ngơi để có lợi cho việc nhau thai cung cấp máu cho thai nhi và kéo dài số tuần mang thai. (2) Gần đến tháng sinh mà tình hình khó có thể cải thiện, lúc này nếu bác sĩ dự đoán bé sinh ra có tỉ lệ sống cao thì có thể tiến hành sinh mổ. (3) Nếu còn cách xa tháng sinh, tỉ lệ sống sót sau sinh rất thấp, lúc này bác sĩ sẽ nói rõ tình hình với gia đình, cố gắng kéo dài thời gian mang thai. Tuy nhiên trên thực tế nếu chức năng của nhau thai không tốt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi thì tình hình không khả quan. Suy thai cấp tính là gì? Suy thai cấp tính chủ yếu xảy ra trong quá trình sinh nở, nguyên nhân chính là do dây rốn (sa dây rốn, dây rốn cuốn cổ, thắt nút, vv), nhau thai bong non, tử cung co thắt quá mạnh trong thời gian dài cùng sản phụ huyết áp thấp, bị sốc. Các biểu hiện lâm sàng là những thay đổi về nhịp tim thai nhi, nước ối nhuốm phân, tần số chuyển động của thai nhi, thai nhi dừng cử động và ngộ độc axit. Điều trị suy thai cấp tính (1) Cổ tử cung mở hoàn toàn, và phần tiếp xúc đầu tiên của thai nhi đã đạt tới 3cm dưới mặt phẳng của cột sống cột sống, thai nên được sinh đưa ra khỏi âm đạo càng sớm càng tốt. (2) Cổ tử cung chưa mở hết, hiện tượng suy thai không quá nghiêm trọng, có thể dùng mặt nạ oxy để cung cấp oxy cho sản phụ để cải thiện oxy trong máu cho thai nhi, đồng thời để sản phụ nằm nghiêng, quan sát trong 10 phút, nếu như tim thai trở lại bình thường có thể tiếp tục quan sát. Nếu nhịp tim của thai nhi bị chậm lại bất thường do sử dụng thuốc kích đẻ quá mạnh, lập tức dừng tiêm hoặc truyền, tiếp tục quan sát trạng thái của thai nhi, nếu thai nhi không quay lại trạng thái bình thường, tình trạng trở nên khẩn cấp thì phải lập tức tiến hành sinh mổ.