Thời gian gần đây, có rất nhiều bài viết về việc bé sơ sinh bị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV. Vậy loại virus này là gì, ảnh hưởng ra sao đến bé và hướng điều trị bệnh như thế nào? Các mẹ cùng tìm hiểu nhé! RSV là gì? RSV (Respitory Syncytial Virus) là virus hợp bào hô hấp, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Đây là một loại virus rất dễ lây lan. Thống kê cho thấy khoảng 50% trẻ sơ sinh nhiễm RSV trong năm đầu đời và gần như tất cả các bé đã nhiễm ít nhất một lần loại virus này trước khi bước sang tuổi thứ hai. Nếu liên quan đến phổi, RSV có thể gây ra triệu chứng khó thở mãn tính. Nguy cơ nhiễm RSV Những bé sinh non và những bé bị bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất và phải nhập viện do RSV. Đối với trẻ có sức đề kháng tốt hay người trường thành, cơ thể có thể tự chống chọi với các triệu chứng cảm lạnh nhẹ. Trong khi đó, với trẻ ở nhóm nguy cơ cao có khả năng phải nhập viện vì RSV có thể đe dọa đến tính mạng trẻ và yêu cầu phải có sự chăm sóc đặc biệt. RSV lây truyền dễ dàng qua việc tiếp xúc cơ thể, ho và hắt hơi. Loại virus này có thể sống trong vòng 30 phút hoặc hơn thế ở bàn tay hay các bề mặt như nắm đầm cửa, bàn ghế đến vài giờ đồng hồ. Có thể thấy, đây là một loại virus có khả năng lây lan vô cùng dễ dàng. Do đó, việc giữ vệ sinh và diệt khuẩn là vô cùng quan trọng để hạn chế sự lây lan của bệnh. Triệu chứng của RSV Trẻ nhiễm RSV ban đầu sẽ sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, ho nhẹ, nghẹt mũi và viêm tai. Khi bệnh nặng hơn, trẻ có thẻ bị khó thở, thở khò khè, ăn uống khó khăn hơn. Đối với trẻ sinh non hay gặp các vấn đề về tim bẩm sinh hay phổi mãn tính, RSV có thể gây ra những triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng như viêm phổi hay viêm tiểu phế quản. Điều trị RSV Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị RSV. Tuy nhiên, bé sẽ cần nhập viện khi việc thở của bé trẻ nên khó khăn, bé bỏ ăn. Lí do là bởi khi bé khó thở và bỏ ăn, cơ thể sẽ mất nước trầm trọng. Tiếp đó, khi virus tấn công đến phổi gây sưng phổi mô và tróc ra khiến đường hô hấp bị chặn lại, gây khó thở, suy hô hấp. Bé cần được hỗ trợ bằng máy thở để đảm bảo an toàn tính mạng. Phòng bệnh lây nhiễn từ RSV Tuy không có thuốc hay vaccine đặc trị cho bệnh gây ra từ RSV nhưng bố mẹ có thể ngăn chặn được loại virus này bằng các cách sau: - Diệt khuẩn tay bằng xà phòng hoặc cồn khô trước khi chạm vào bé - Tránh tiếp xúc với những người đang cảm lạnh hay sốt - Sử dụng giấy ăn khi ho hay hắt hơi, sau đó vứt bỏ ngay lập tức - Hạn chế đến nơi đông người khi đang vào mùa cao điểm của dịch - Vệ sinh sạch đồ chơi của bé - Không cho người khác hôn bé - Không để con tiếp xúc với môi trường có khói thuốc - Tăng sức đề kháng cho bé bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp Có thể nói, RSV không phải là một virus gây bệnh quá lạ nhưng việc kiểm soát lại virus này không đơn giản bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng. Khi bé có dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi và thăm khám sớm để bác sĩ có phương án điều trị hiệu quả cho con.