"Con còi cọc thế, nhẹ cân thế? Hay là bị còi xương suy dinh dưỡng rồi?" - Những câu hỏi gây sốt ruột thế này có thể rất nhiều mẹ đã từng nhận được từ người thân trong gia đình, bạn bè, hoặc hàng xóm láng giềng. Thông thường cứ thấy một đứa trẻ trông có vẻ thấp bé nhẹ cân là cụm từ "còi xương suy dinh dưỡng" đã lập tức xuất hiện trong đầu người lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ rằng: còi xương và suy dinh dưỡng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Việc chỉ đánh giá bằng mắt thường và so sánh với trẻ khác hoàn toàn không giúp chẩn đoán chính xác trẻ bị còi xương hay suy dinh dưỡng. Mami hãy cùng tìm hiểu bảng tổng hợp ngắn gọn sau đây, và chia sẻ thông tin về hai bệnh này để giúp mọi người phân biệt rõ ràng nhé! Suy dinh dưỡng Còi xương Khái niệm Bé bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết trong cơ thể (rất nhiều dưỡng chất như sắt, vitamin, chất béo, đạm, canxi, carbonhydrates...), làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng. Trẻ suy dinh dưỡng có chiều cao và cân nặng đều thấp hơn chuẩn lứa tuổi, và có thể kèm theo bệnh còi xương, có thể không. Con có đủ chất, nhưng bị thiếu canxi và phốt-pho cho nhu cầu phát triển, dẫn đến những tổn thương liên quan đến xương, răng. Kể cả những bé rất bụ bẫm, cân nặng đạt chuẩn nhưng vẫn có thể bị còi xương, bởi vì những bé này có nhu cầu canxi và phốt-pho cao hơn bình thường mà không được đáp ứng đủ, dạng này gọi là "còi xương thể bụ" Nguyên nhân - Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, tập quán nuôi dưỡng và chăm sóc sai khoa học - Thức ăn bổ sung không đảm bảo cả về chất và lượng - Cai sữa sớm - Bị bệnh nhiễm khuẩn, viêm cấp hoặc mãn tính (phế quản, tiêu chảy, lao, sởi...) - Biếng ăn Chỉ có một nguyên nhân: thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt-pho. Có thể bé sinh mùa đông không được tắm nắng để hấp thụ vitamin D qua da, hoặc chỉ bú sữa mẹ hoàn toàn mà mẹ lại không bổ sung vitamin D... Triệu chứng - Mệt mỏi, không hoạt bát - Quấy khóc - Chán ăn, ít ngủ - Hay ốm - Chậm phát triển vận động - Chậm mọc răng - (bị nặng) phù thũng, rối loạn sắc tố da, da xanh - Thiếu máu - Ngủ không ngon, hay giật mình - Ra nhiều mồ hôi - Tóc rụng sau gáy tạo thành hình vành khăn - Thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu kín thóp - Hay táo bón - Chậm phát triển vận động - Chậm mọc răng - Cơ nhẽo - (bị nặng) dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình X, O Cách điều trị - Tìm hiểu tận gốc nguyên nhân suy dinh dưỡng để khắc phục (chế độ ăn, cách chăm sóc, môi trường sống, tâm lý trẻ...) - Lên thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho bé - Theo dõi cân nặng và chiều cao hàng tuần/ hàng tháng. - Tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ - Nếu bé bị nặng, cần được bác sĩ chuyên khoa điều trị - Phơi nắng 15 phút hàng ngày trước 9h sáng, để trần bụng, lưng, tay, đùi. Chú ý phải chiếu nắng trực tiếp lên da, chiếu qua vải thì còn rất ít tác dụng, và qua kính thì không còn tác dụng - Bổ sung vitamin D hàng ngày qua đường uống theo liều lượng được bác sĩ hướng dẫn, tránh nguy cơ dùng quá liều Qua bảng thông tin trên chắc hẳn các mami đã nắm rõ những kiến thức tổng quan về bệnh còi xương và suy dinh dưỡng. Việc khám dinh dưỡng cho bé rất quan trọng, và chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra kết luận là bé có bị các chứng bệnh này không, hay chỉ đơn giản là bé hoàn toàn đủ chất nhưng có tạng người nhỏ nhắn Mẹ không nên vì quá lo lắng hoặc bị áp lực mà áp dụng sai cách chăm sóc, hoặc tự ý bổ sung các loại thực phẩm chức năng, sữa cao năng lượng...v.v... mà không hỏi ý kiến bác sĩ, sẽ có thể dẫn đến kết quả xấu hơn. Chúc các bé yêu của Mami luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn!