Chăm sóc bé 9 tháng tuổi biếng ăn mẹ cần chú ý các nguyên tắc sau: Bé 9 tháng tuổi đang trong giai đoạn tập nhai và được ăn dặm với thức ăn dạng đặc. Đây cũng là giai đoạn mà nhiều bé bị biếng ăn. Vì thế, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để tập cho bé ăn dặm đúng cách và giúp bé ăn ngon. - Tuy bé 9 tháng tuổi mẹ đang cho bé ăn dặm nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa, trong khoảng 500-700ml mỗi ngày. Đồng thời, đa dạng thức ăn, đổi món hàng ngày để giúp bé thích thú ăn mà không bị ngán. - Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng, mẹ cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. - Ngoài ra, rau xanh, trái cây tươi sẽ là thành phần không thể thiếu để giúp bé bổ sung vitamin cũng như hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất. Đây là giai đoạn bé đã ngồi vững, nên mẹ cần cho bé ngồi ăn ở ghế. Mẹ nên tránh việc cho ăn rong khiến bé không tập trung ăn và lười ăn. 5 Món ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi biếng ăn Dưới đây là 5 công thức món ăn dặm vừa hấp dẫn, vừa dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng mà mẹ có thể chuẩn bị cho bé 9 tháng tuổi biếng ăn: 1. Cháo trứng gà khoai lang - Nguyên liệu: 1/4 lon gạo tẻ, 1 quả trứng gà, 1 củ khoai lang và dầu ăn - Cách chế biến: Vò sạch gạo rồi cho vào nồi để nấu nhừ. Khoai lang đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào nấu cùng cháo. Đến khi cháo chín thì cho lòng đỏ trứng vào đánh đều rồi đun 5 phút nữa thì tắt bếp. Múc cháo ra bát và thêm vài giọt dầu ăn vào để nguội bớt rồi cho bé ăn. 2. Cháo thịt bò cải thảo - Nguyên liệu: 1/4 lon gạo tẻ, 20gr thịt bò, 25gr cải thảo và dầu ăn - Cách chế biến: Gạo tẻ vo sạch rồi cho vào nồi nấu nhừ. Rửa sạch thịt bò rồi băm nhuyễn, xào chín với dầu oliu. Cải thảo rửa sạch, băm nhỏ. Xào chín thịt bò thì cho cải thảo bằm vào xào cùng. Khi cháo chín thì cho thịt bò, cải thảo xào lên và sôi thêm 3 phút, đảo đều và để nguội cho bé ăn. 3. Cá, cà rốt và tỏi tây nghiền - Nguyên liệu: 170gr cá, 3 củ cà rốt nhỏ bỏ vỏ, cắt nhỏ, 1 nhánh tỏi tây cắt nhỏ và 1/2 chén sữa - Cách chế biến: Cho cà rốt, cá và tỏi tây vào hấp khoảng 15 phút cho chín mềm sau đó để nguội. Sau đó, cho nguyên liệu đã hấp chín vào máy xay nhuyễn, thêm sữa đến khi hỗn hợp có độ đặc như ý. 4. Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc - Nguyên liệu: 1/4 lon gạo tẻ, 30gr cá chép, 4 ngọn rau ngót và phô mai - Cách chế biến: Cá chép cạo sạch vảy, rửa sạch. Lấy phần nạc đem hấp đến khi chín thì gỡ cá và tách xương. Rau ngót rửa sạch rồi chần qua nước sôi và băm nhuyễn. Bắc chảo lên bếp rồi phi thơm hành, cho thịt cá chép vừa bằm vào xào. Sau khi cháo chín thì cho phần thịt cá và rau ngót vào, đun sôi trong khoảng 3 phút. Sau đó, tắt bếp rồi múc cháo ra bát và rắc bột pho mai. 5. Khoai lang nướng Món ăn này phù hợp cho bữa sáng, bữa xế hoặc dùng kèm một món khác trong bữa trưa hoặc tối của bé. - Nguyên liệu: 4 củ khoai lang nhỏ, 3 muỗng canh dầu ô liu và 1 muỗng cà phê hỗn hợp rau thơm - Cách chế biến: Làm nóng lò nướng ở 200 độ C, phết một lớp dầu mỏng lên khay nướng hoặc lót giấy nướng lên khay. Trộn dầu ô liu, rau thơm vào. Cho khoai lang vào, đặt một lớp vào khay nướng và nướng trong khoảng 40 phút. Với những bé biếng ăn dặm kéo dài, khi trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho con. Các sản phẩm sẽ hỗ trợ bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp bé phát triển toàn diện. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm được chiết xuất từ thảo mộc lành tính, hỗ trợ tiêu hóa giúp bé ăn ngon một cách tự nhiên và an toàn.