Giai đoạn 5-10 tuổi là thời điểm mà bé sẽ cần bổ sung nhiều dưỡng chất để giúp cơ thể phát triển tốt. Do đó, nếu bé biếng ăn trong giai đoạn này, dẫn đến cơ thể thiếu chất, suy dinh dưỡng thì rất dễ có một nền tảng thể lực và trí lực yếu. Vậy, bé biếng ăn phải làm gì để cơ trẻ không thiếu cân, chậm lớn? 1. Với những bé biếng ăn tâm lý Không nên ép bé ăn Nếu bé biếng ăn do tâm lý, thì bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bé biếng ăn là gì để có hướng khắc phụ kịp thời. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo tâm lý dưới đây cho các bé 5 -10 tuổi biếng ăn tâm lý: - Tuyệt đối không ép bé ăn nếu bé không muốn ăn nữa. - Lựa chọn các loại thực phẩm tươi, đa dạng trong cách chế biến và trình bày đẹp mắt để kích thích trẻ ăn. - Cho bé tham gia vào quá trình chế biến các món ăn để trẻ có cảm giác được ăn món mình làm. - Tạo không khí vui vẻ khi ăn và cho bé ăn cùng gia đình. - Cho bé ăn trong thời gian cố định tối đa là 30 phút để giúp bé hình thành thói quen ăn uống tập trung, hiệu quả. 2. Với những bé biếng ăn bệnh lý Khi bé mắc bệnh, bé sẽ thường mệt mỏi, chán ăn. Hàm lượng thực phẩm nạp vào cơ thể ít đi dẫn đến sự thiếu hụt về dinh dưỡng. Cho nên, bố mẹ cần chú trọng tới việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn của bé để hồi phục thể lực và tăng đề kháng. - Chế độ dinh dưỡng của bé cần cân bằng 4 nhóm chất: đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. - Trong thời gian bé đang điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thì cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C và các khoáng chất như: magie, kẽm,... - Không nên lạm dụng kháng sinh vì điều này dễ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và chán ăn. 3. Với những bé biếng ăn sinh lý Chia nhỏ các bữa ăn cho bé Bé biếng ăn phải làm gì? Với những trẻ biếng ăn sinh lý thì mẹ không cần quá lo lắng, điều mà mẹ nên làm là: - Tìm hiểu nguyên nhân bé biếng ăn là gì để có giải pháp phù hợp giúp bé cải thiện. - Chia nhỏ các bữa ăn, cho trẻ ăn những thức ăn trẻ yêu thích, lạ miệng, dễ nuốt,...Những bé trong độ tuổi từ 5-10 tuổi đủ lớn để có thể nhận thức, nên khi đói con sẽ ăn và bố mẹ không cần quá lo lắng. 4. Dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ 5-10 tuổi biếng ăn Bổ sung dưỡng chất cho trẻ Giai đoạn bé 5-10 tuổi, con không cần ăn quá nhiều nhưng cần ăn đủ chất. Những dưỡng chất quan trọng và cần thiết mà mẹ cần lưu ý bổ sung cho bé là: - Canxi và Vitamin, đặc biệt là Vitamin D giúp bé phát triển hệ cơ xương. - Omega-3 giúp bé yêu phát triển trí não - Lysin giúp trẻ tổng hợp Protein rất cần thiết cho quá trình phát triển của bé. - Sắt giúp trẻ hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. - Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. - Probiotic vi khuẩn lợi khuẩn giúp bé có một đường tiêu hóa khỏe mạnh. 5. Bổ sung vi chất thiết yếu để giúp bé có cảm giác thèm ăn Bổ sung vi chất thiết yếu để giúp bé có cảm giác thèm ăn Những bé biếng ăn thường bị thiếu hụt các vi chất quan trọng với hệ tiêu hóa và đường ruột như: Kẽm, Vitamin B1, B2,B6,…. Từ đó, khiến trẻ hấp thu kém các dưỡng chất, chậm tăng cân, còi cọc. Nếu mẹ để tình trứ đạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển trí tuệ và thể lực của bé. Chính vì vậy, bố mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp trẻ ăn ngon tự nhiên để giải quyết tình trạng bé biếng ăn hiệu quả, an toàn. Bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm được chiết xuất từ thảo mộc lành tính như: khúng khiếng, kế sữa, thảo quả,... hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn. Đồng thời, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, bé ăn ngon và phát triển tốt hơn. 6. Gợi ý 3 thực đơn cho bé 5-10 tuổi biếng ăn Dưới đây là 3 thực đơn dinh dưỡng cho bé 5-10 tuổi biếng ăn mà bố mẹ có thể tham khảo: Thực đơn 1 Sáng: Bánh mì kèm trứng ốp la, nước ép cà chua, 1 ly sữa 150ml, 1 miếng phô mai Bữa phụ: 1 hộp váng sữa, 1 trái táo đỏ Trưa: cơm, canh riêu cua nấu mồng tơi, mướp hương xào long gà, sinh tố thơm Bữa phụ: 1 ly sữa 250ml, bánh quy, nho tươi Chiều: cơm, bông cải xanh xào thịt bò, tôm rim nước mắm, chuối chín Tối: 1 hũ sữa chua, 2 bánh trứng. Thực đơn 2 Bữa sáng: 1 chén nui nấu thịt bằm, cải bó xôi xào và 1 ly sữa Bữa phụ: 1 hộp váng sữa Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào khoai tây, canh bí nấu tôm, xoài chín Bữa phụ: Sữa tươi Bữa chiều: Cơm, canh trứng cà chua, cá chép kho tiêu, chuối chin Bữa tối: 1 ly sữa và sinh tố cà rốt Thực đơn 3 Bữa sáng: súp tôm cua, 2 miếng phô mai Bữa phụ: bánh trứng Bữa trưa: Cơm, thịt viên sốt cà, canh cải cúc nấu thịt bằm. Bữa phụ: sữa chua, bánh bông lan Bữa chiều: nấm đông cô xào thịt bò, canh bí đỏ nấu thịt bằm, trứng chiên, đu đủ chín Bữa tối: 1 ly sữa và 1 bánh giò