Thai nhi phát triển lớn hơn sẽ gây áp lực đè lên bàng quang, gây són tiểu ở mẹ bầu vào những tháng cuối thai kì. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, mẹ cũng có thể gặp phải hiện tượng rỉ ối. Vậy làm sao để phân biệt được hai hiện tượng tưởng giống nhau nhưng lại khác nhau hoàn toàn này? MamiBuy sẽ giúp mẹ nhé! Việc phân biệt được rõ ràng rỉ ối hay són tiểu là vô cùng quan trọng bởi hiện tưởng rỉ ối xuất hiện sớm có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi do thai nhi mất môi trường cung cấp dinh và bao bọc, bảo vệ bé. Ngoài ra, rỉ ối cũng có thể là dấu hiệu mẹ sắp lâm bồn. 1. Nước ối là gì? Nước ối là môi trường dưỡng chất được tạo ra từ nhau thai, màng ối cũng với hệ tuần hoàn của mẹ trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nước ối là khối chất lỏng không màu bao bọc quanh thai nhi trong tử cung của mẹ. Màng ối bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của vi trùng và vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào. Bên cạnh đó, nước ối cũng hỗ trợ các cơ quan nội tạng như thận và phổi của bé phát triển hoàn chỉnh. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kì, bé nuốt nước ối, lọc qua thận và bài tiết như nước tiểu và thai nhi cũng đào thải ra ngoài một số loại chất dịch từ phổi. Mọi chất lòng dư thừa được hấp thụ thông qua túi ối hoặc dây rốn nhắm duy trì sự cân bằng hoàn hảo của chất lòng giúp bé phát triển. 2. Tại sao mẹ bị rỉ ối? Lí do rỉ ôi khi mang thai rất đa dạng như chủ yếu lại do viêm nhiễm phụ khoa gây nên. Khi mang thai, cổ tử cung như một chiếc cổ chai được nút chặt lại, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập ngược lên làm hỏng màng ối. Tuy nhiên, khi bị viêm nhiễm phụ khoa, vi khuẩn xâm nhập làm viêm màng ối. Nếu không phát hiện kịp thời để điều trị, màng ối sẽ ngày càng mỏng đi, khiến cho túi ối có thể bị vỡ trong khi mẹ mang thai. Bên cạnh đó, các yếu tố như vị trí bánh rau bám không tốt, phụ nữ có tiền sử nạo hút phá thai nhiều lần gây hở eo cổ tử cung cũng có thể gây ra hiện tượng vỡ màng ối. 3. Phân biệt nước tiểu và nước ối Nước ối không ra ồ ạt như nước tiểu: Do tử cung có vị trí ngay phía trên bàng quang nên nhiều khi nếu như mẹ không chú ý sẽ không phân biệt được nước chảy ra là nước tiểu hay nước ối. Nếu quan sát kĩ, mẹ sẽ thấy nếu rỉ ối, nước ối rỉ ra chậm chứ ko ra nhiều như nước tiểu. Thông thường, trước khi có hiện tượng rỉ ối, mẹ sẽ gặp những cơn gò tử cung. Nước ối không màu, không mùi: Nước ối là loại dung dịch không màu, không mùi trong khi nước tiểu có mùi khai và có màu vàng. Trong một số trường hợp, nước ối có thể có màu trắng trong, hồng, nâu hay xanh, đôi khi có kèm vệt máu. Khi thấy nước ối có dấu hiệu này, mẹ cần ngay lập tức đến viện để kiểm tra. Nước ối làm giấy quì chuyển màu: Nếu khi thử với giấy quì, giấy quì chuyển màu xanh đen có nghĩa là mẹ đang bị rỉ ối vì nước tiêu không làm đổi màu giấy quì. 4. Xử lý rỉ ối - Đảm bảo lượng nước ối không bị suy giảm, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế ăn mặn, uống nước nhiều. - Kiểm tra thai định kì và lưu ý chỉ số nước ối - Nếu mẹ chắc chắn mình bị rỉ ối, tuyệt đối không quan hệ tình dục và ngâm mình trong bôn tắm để tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể mẹ - Đến ngay bệnh viện khi phát hiện rỉ ối để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp. Trong trường hợp rỉ ối quá nhiều đến mức cạn ối, thai nhi không còn an toàn, bác sĩ có thể chỉ định đình chỉ thai kì để tránh gây nguy hiểm cho mẹ. - Rỉ ối ở sau tuần 37 thì mẹ nên chuẩn bị chuẩn bị tư trang, chờ đợi nhữg cơn đau chuyển dạ sẽ xuất hiện trong khoảng 24 giờ và nhập viện đi sinh nhé.