Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Hội chứng bàn chân bẹt? Liệu có thực sự đáng lo ngại?

 Gần các mẹ chia sẻ nhiều về hội chứng bàn chân bẹt và truyền đạt kinh nghiệm cho con đi khám và điều trị. Mình thì một ngày như bao ngày khác, một người bạn của mình, đã từ rất lâu rồi không nói chuyện, tự dưng nhảy vào inbox bảo “con em bị bàn chân bẹt”.

Gần các mẹ chia sẻ nhiều về hội chứng bàn chân bẹt và truyền đạt kinh nghiệm cho con đi khám và điều trị. Mình thì một ngày như bao ngày khác, một người bạn của mình, đã từ rất lâu rồi không nói chuyện, tự dưng nhảy vào inbox bảo “con em bị bàn chân bẹt”. Ôi mình bất ngờ luôn. Thực sự ko biết nên cảm kích hay nên bức xúc nữa. Chỉ cần xem hình xem video con mình mà khám được bệnh thì thực sự quá giỏi. Lúc đó mình thấy vừa lo lắng vừa bực. Con mình thì mình là người để ý nhất rồi, nhưng dù lời nói của người khác có cơ sở hay ko đi nữa, cũng khiến mình phải xới tung các tài liệu mình có được để tìm câu trả lời. Và khi mình đáp trả rằng trẻ dưới 2 tuổi chưa kết luận được về bàn chân bẹt, và ngay cả bác sỹ nhi của My, người khám cho My từ lúc lọt lòng đến giờ cũng bảo mình đừng lo lắng quá, trẻ con dần dần sẽ có vòm bàn chân, thì ng bạn đó vẫn nói sẽ gửi thông tin thêm cho mình (mặc dù đến giờ chưa thấy gửi) Vậy bàn chân bẹt là gì và lúc nào bố mẹ nên lo lắng về vấn đề này? - Theo thông tin được đưa ra trong cuốn chăm sóc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ khi sinh đến 5 tuổi của Hiệp hội nhi khoa Hoa kì AAP. Trẻ em thường sinh ra với bàn chân bẹt, không có vòm và có thể duy trì cho đến tuổi nhi đồng. Trẻ nhỏ có xương và khớp rất linh hoạt, mềm dẻo nên chân bẹt xuống mặt phẳng khi đứng. Trẻ nhỏ còn có lớp mỡ béo ở phía má trong bàn chân che đi vòm bàn chân. Bạn có thể vẫn nhìn thấy phần vòm khi bế con lên, nhưng khi đứng, phần vòm biến mất. Bàn chân có thể dồn về phía má trong, choãi sang 2 bên. - Khi tham khảo các tài liêu Tiếng Việt thì cảm thấy thực sự kinh khủng. Cụ thể các bài trên vietnamnet, Eva.vn, khoahoc.tv, marrybaby.vn, hay thậm chí VTV… đều nói rằng “chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối. Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ, gây ra các rắc rối ở đó. Vấn đề bàn chân bẹt không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân...”.   Theo suckhoedoisong.vn thì “Cha mẹ nên kiểm tra bàn chân bẹt cho trẻ trước 2 tuổi” “Việc chữa trị bàn chân bẹt tốt nhất ở trẻ có độ tuổi từ 2 - 7 tuổi. Nếu được phát hiện sớm, phương pháp trị liệu không mổ với đế giày chỉnh hình y khoa là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh tật bàn chân bẹt của trẻ. “Từ sau giai đoạn này cho tới 12 tuổi, việc tạo vòm mang lại hiệu quả thấp hơn và thời gian mang đế chỉnh hình cũng kéo dài hơn. Ở người trưởng thành, đế chỉnh hình có tác dụng ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp... nhưng không thể tạo vòm nữa và họ cần mang đế suốt đời.” Nghe rất nguy hiểm và cần phải hành động ngay trước khi quá muộn đúng ko ạ? - Tuy nhiên khi mình tìm các nguồn tin bằng Tiếng Anh thì hầu hết thông tin đều đưa ra rằng Thường bàn chân bẹt sẽ biến mất khi trẻ 5-6 tuổi khi xương khớp cứng cáp hơn. Chỉ có 1-2 trong 10 trẻ vẫn bị bẹt bàn chân ở tuổi trưởng thành. Các tài liệu mình nghiên cứu nguồn bằng tiếng Anh đều khi rõ, việc điều trị là KHÔNG CẦN THIẾT nếu trẻ đi lại bình thường, không bị đau hay khó chịu khi di chuyển, hạn chế trong vận động. Mình cũng đã tìm hiểu chi tiết thêm về các nghiên cứu khoa học chính thống về các phương pháp điều chỉnh chứng này và tính hiệu quả ở độ tuổi 2-7. Theo đó có rất ít các nghiên cứu cho thấy sự cần thiết trong việc chữa trị. Trong kết quả phân tích tổng hợp dữ liệu từ các nguồn Medline, CINAHL, AMED, and SPORTDiscus từ năm 1970 đến 2012 thì chỉ có 3 trong tổng số 13 nghiên cứu cho thấy có hiệu quả rõ rệt khi điều trị. (3) Kết quả tương tự khi họ làm lại nghiên cứu gần nhất với số liệu trong giai đoạn 2011-2018 Một nghiên cứu khác trong The Journal of Bone & Joint Surgery năm 1989 trên 130 trẻ em được chia ra làm 4 nhóm nhận hoặc ko nhận điều trị bao gồm các phương pháp đi giày chỉnh hình, helfet heel-cup và đế nhựa đóng khuôn cho vào giày. Nhóm những trẻ em nhận điều trị phải theo ít nhất 3 năm. Kết quả cho thấy tất cả các nhóm đều có sự tiến bộ, giảm bàn chân bẹt, bao gồm cả nhóm ko được điều trị. Nghiên cứu này kết luận sử dụng các loại giày hỗ trợ ko thực sự đem lại hiệu quả. (4) Mình lật lại các bài báo Việt Nam và nhận thấy rằng rất nhiều bài báo lấy nguồn thông tin và ảnh từ ACC American Chiropratic Clinic, lúc đầu mình tưởng hiệp hội gì đó của Mỹ, nhưng thực ra là một phòng khám ở VN. Phòng khám này lên TV rất nhiều ạ, từ VTV, O2, HTV7…Các mẹ có thể lên youtube search ra rất nhiều. Một Video nói rằng” có đến 50% trẻ em Châu Á mắc chứng bàn chân bẹt và phải chịu những ảnh hưởng xấu của nó” (5) trên nền nhạc hùng hổ như kiểu mấy cảnh trinh thám điều tra tội phạm. Một trong những nguyên nhân bác sỹ đưa ra là do “trẻ em châu Á thường đi chân đất ở nhà, không giống trẻ em ở Mỹ thường đi giày nhiều hơn”. Trời ơi thực sự là đưa ra con số đánh lạc hướng người tiêu dùng. 50% trẻ bị bàn chân bẹt nhưng bao nhiêu trong số bị đau đớn, bị khó khăn trong việc di chuyển?? Trong khi cả thế giới đang khuyến khích đi, chạy, vận động bằng chân đất, thì bác sỹ lại cho rằng việc đi chân đất gây bẹt chân?? Wth MÌnh không nói rằng phương pháp dùng giày hay đế chỉnh hình là không hiệu quả. Đây là chứng tật có hậu quả thật, ảnh hưởng đến sức khỏe thật, và phương pháp họ giới thiệu tốt thât. Nhưng ở đây mình muốn bàn luận về vấn đề cần thiết hay ko? Nếu trẻ khi phát triển, xương khớp cứng cáp có thể tự nhiên tạo vòm chân, thì việc điều trị ở 2 tuổi chẳng phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc hay sao?. Nếu nhiều trẻ em bị bàn chân bẹt đến vậy, thì tại sao đến tuổi trưởng thành chỉ có 8% vẫn tiếp tục có bàn chân bẹt? (Số liệu từ NPD Group for the Institute for Preventive Foot Health, 8 percent of U.S. adults ages 21 and older (about 18 million people). Chả lẽ số còn đã điều trị thành công hết hay sao? Mình thấy cách giải thích rằng chúng ta sẽ tự phát triển tự nhiên hình thành vòm chân nghe có lý hơn! Bệnh tự nhiên khỏi mà cứ bắt chữa chẳng phải là một cách kiếm tiền quá tuyệt vời hay sao? Mình đã đưa My đi khám, có ý kiến chuyên khoa của bác sỹ, cũng như dưa trên thông tin mình thu thập được, mình đưa ra được quyết định của mình. Còn các bố mẹ, các bố mẹ thấy sao? (1) http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/di-tat-ban-chan-bet-o-tre-nho-261408.html  (2) http://suckhoedoisong.vn/cha-me-nen-kiem-tra-ban-chan-bet-cho-tre-truoc-2-tuoi-n113023.html (3) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23147627 (4) https://insights.ovid.com/crossref?an=00004623-198971060-00002 (5) https://www.youtube.com/watch?v=yU-voLZ1Ke8&t=0s&index=9&list=PLoBnWcnHiyju3jwL0kJiw3SV2-iLww7XF