Vào thời điểm giao mùa, cơ thể trẻ nhỏ rất khó thích ứng kịp nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Theo các chuyên gia về sức khỏe thì ba nhóm bệnh thường gặp nhất ở thời điểm giao mùa chính là các bệnh lý về hô hấp, bệnh lý tiêu hóa và bệnh lý dị ứng. Bố mẹ cần biết cách tăng sức đề kháng cho trẻ để tránh các bệnh lý thường gặp trong dịp này. 1. Vai trò của hệ miễn dịch và mối liên quan với sức đề kháng Hệ miễn dịch là một mạng lưới phức tạp, liên kết giữa các tế bào, mô và các bộ phận trong cơ thể. Chúng giống tấm rào chắn giúp cơ thể chống lại khả năng xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa trưởng thành, sức đề kháng của cơ thể chưa hoàn chỉnh trước sự tấn công từ bên ngoài. Do đó bố mẹ nên chú ý đảm bảo sức khỏe cho bé. 2. Các cách tăng sức đề kháng cho trẻ Tiêm chủng cho bé đầy đủ Việc tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ là việc cần ghi nhớ của mẹ khi chăm sóc con. Đây là biện pháp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất cho bé. Thông thường, có khoảng 12 mũi vacxin cần tiêm cho trẻ là: Vacxin ngừa viêm gan B; Vacxin DTaP; Vacxin MMR; Vacxin ngăn ngừa thủy đậu… Bổ sung các loại vitamin Các loại vitamin A, vitamin nhóm B và các vitamin C, D, E, K có vai trò quan trọng nhằm chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng sống cho cơ thể và tăng sức đề kháng. Đặc biệt trong đó vitamin C có vai trò rất quan trọng, vitamin C có chức năng miễn dịch, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hormon, tổng hợp carnitine, hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. Đây là một chất dinh dưỡng chống oxy hóa rất quan trọng. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như cùi trắng cam, chanh, quýt. Phần lớn các vitamin không hình thành sẵn trong cơ thể. Chúng chỉ tồn tại trong thức ăn hoặc các chất bổ sung, do đó, khẩu phần ăn hằng ngày là nguồn cung cấp chủ yếu: ngũ cốc, rau cải, trái cây, cá, thịt, trứng và các sản phẩm của sữa. Bên cạnh đó mẹ có thể bổ sung qua các sản phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo mộc vì trong sản phẩm chức năng thành phần có cùng lúc rất nhiều loại vitamin A, B, C, D…và các khoáng chất như canxi, kẽm, kali…giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung nước uống đầy đủ Uống đủ nước mỗi ngày là việc rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi em bé. Nước sẽ giúp trẻ loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu hiệu quả. Đối với các bé từ 0 – 6 tháng tuổi thì chỉ cần bú sữa mẹ hoặc pha sữa bột theo đúng tỉ lệ hướng dẫn. Sữa mẹ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời sữa mẹ còn chứa các kháng thể, vi khuẩn có lợi, giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé. Bé từ 6 – 12 tháng tuổi cần khoảng 200 – 300 ml nước mỗi ngày. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm vào khẩu phần ăn cho bé Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để duy trì cảm giác về mùi, giúp kích thích phản xạ ăn ngon, đồng thời giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, thịt lợn, nấm, rau chân vịt, ca cao, chocolate, hạt bí, các loại đậu. Các mẹ có thể xay thêm các loại thực phẩm bổ sung cho bữa ăn dặm của bé. Cho trẻ tiếp xúc với môi trường tự nhiên và giữ vệ sinh sạch sẽ Tiếp xúc với môi trường tự nhiên sẽ giúp bé có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại (nếu có) trong môi trường. Đây là cách tập luyện hệ miễn dịch đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện. Bên cạnh đó bạn nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và rửa tay sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi ăn cơm. Bé sẽ hình thành thói quen, tránh đưa vi khuẩn vào người. Có những thói quen lành mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ một cách hiệu quả. Mẹ hãy áp dụng những cách trên để trẻ luôn có sức khỏe tốt trong mùa đông nhé. Bên cạnh đó hãy nhớ luôn giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài và hạn chế các đồ lạnh.