Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tạo cho bé một cách ăn uống hợp lý, bé sẽ có khả năng ăn thô tốt và tìm thấy được những điều thú vị từ ăn uống. Không những vậy, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật còn dạy cho bé cách tự lập trong ăn uống, tự lập từ những điều quen thuộc nhất đối với bé như việc tự cầm thìa, muỗng, tự xúc ăn…Dưới đây là chia sẻ về những kiến thức cơ bản nhất để giúp mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp này. Qua đó, hy vọng giúp bé yêu của mẹ ăn ngoan và tìm được niềm vui trong ăn uống. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần nắm được những kiến thức sau: Thời gian ăn dặm của bé sẽ bắt đầu từ khi bé được 5,5 – 6 tháng tuổi và kết thúc khi bé được 15 tháng tuổi. Trong quá trình ăn dặm, bé sẽ được ăn các món ăn dặm từ loãng tới đặc dần, từ các món ăn mềm tới các món ăn thô. Bé sẽ không có cảm giác bị chán bởi khoảng thời gian của từng giai đoạn ăn dặm không quá dài. Cho bé ăn dặm khi 5,5-6 tháng tuổi Đối với các bé được 6 tháng tuổi, và các bé đang trong giai đoạn ăn dặm mẹ cần đảm bảo số lượng bữa ăn dặm, thời gian của các bữa ăn dặm, lượng dinh dưỡng mà mẹ cần bổ sung cho bé từ những bữa ăn dặm cùng cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Số lượng bữa: 2 bữa/ngày Thời gian ăn: mẹ nên cho bé ăn vào lúc 10 giờ sáng và bữa còn lại trước 7 giờ tối. Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước. Với các bé lớn hơn có thể tăng độ thô. Chất đạm: 5 – 10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ) Cháo: 5 – 30g (gạo, mỳ, bánh mỳ) Rau: 5 – 20g. Một số loại rau mẹ có thể chế biến cho bé như cà rốt, bí đỏ, bắt cải, súp lơ xanh, táo, chuối… Tất cả sẽ bắt đầu với 1 lượng là 1 thìa 5 ml trong mỗi lần mà mẹ giới thiệu các thực phẩm mới cho bé. Dù mẹ có áp dụng phương pháp ăn dặm nào cũng nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng dưới đây: Chất đạm: chất đạm được bổ sung cho bé thông qua một số thực phẩm như đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá trắng, đậu Hà Lan, sữa chua hay phô mai tươi Tinh bột: giai đoạn này, mẹ có thể bổ sung tinh bột cho bé từ một số nhóm thực phẩm như: cháo gạo, bánh mì, chuối, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, khoai môn. Bổ sung Vitamin cho bé: được bổ sung thông qua các thực phẩm như các loại rau xanh bắp cải, bông cải xanh, rau chân vịt…hay một số loại củ như cà rốt, bí đỏ, hành tây, các loại quả như cà chua, táo, dâu, quýt… Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật Trẻ 6 tháng tuổi, tất cả các chức năng của cơ thể chưa được hoàn thiện, do đó ba mẹ cần phải đặc biệt quan tâm tới cách cho bé ăn dặm và chế độ ăn dặm của bé. Thức ăn cho bé cần được nghiền nghuyễn – Thức ăn dặm của bé phải được nghiền nhuyễn, mịn để bé dễ ăn, nên cho bé ăn với một lượng nhỏ. – Không nên bỏ muối nhiều vào các món ăn dặm của bé trong giai đoạn này. Khi cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật, trong thức ăn của trẻ sẽ không có bất kỳ loại gia vị nào, hoặc lượng muối cho vào chỉ bằng 1/4 khẩu phần ăn của người lớn. Việc tạo cho trẻ có thói quen ăn nhạt sẽ giúp bảo vệ thận được tốt hơn. – Mẹ nên tránh một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé như các loại cá lưng xanh (cá thu) hay các loại tôm, cua, bạch tuộc, ốc, thịt hay sữa bò… – Hãy cho bé ăn từng loại thực phẩm mỗi lần để mẹ có thể biết được chính xác nguyên nhân bé bị dị ứng nếu có. – Hãy đa dạng các nguyên liệu ăn mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong khoảng 3-4 ngày. Tự mẹ chế biến các món ăn dặm cho bé để từ đó mẹ có thể biết rõ khẩu vị ăn của bé – Hãy luôn để mắt tới bé trong suốt quá trình ăn để đảm bảo phát hiện kịp thời các dấu hiệu lạ của bé – Nếu bé không ăn thì không nên ép bé ăn. Mẹ hãy đợi 2-3 ngày rồi chế biến các món ăn dặm trơn hơn và thử lại cho bé. Bên cạnh đó đối với những bé trên 1 tuổi có dấu hiệu biếng ăn mẹ nên cho bé sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ ăn ngon miệng thành phần từ thiên nhiên chứa chiết xuất Amomum fruit. Đừng quên đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ vitamin B1 và kẽm vì khi thiếu vitamin B1 và kẽm cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị biếng ăn. Chúc bé yêu ăn ngoan, chóng lớn!