Trong quá trình mang thai, tình trạng ốm nghén có thể khiến bà bầu mệt mỏi. Điều này khiến cho việc bổ sung sắt trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ chọn cách uống sắt buổi tối để giảm tình trạng nôn nghén khi mang thai. Vậy uống thuốc sắt buổi tối được không? Đâu là những tác hại của sắt khi bà bầu uống buổi tối thường xuyên? Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé! Uống thuốc sắt buổi tối được không? Đối với mẹ bầu hay bất kì đối tượng nào cần bổ sung sắt thì các chuyên gia thường khuyên bà bầu không nên uống sắt buổi tối. Uống sắt buổi tối kéo dài có thể gây ra những hậu quả gì? Sắt là dưỡng chất khó hấp thụ vào cơ thể. Uống sắt buổi tối dễ dẫn đến tình trạng lắng cặn tồn đọng sắt trong cơ thể. Sắt tồn đọng không được hấp thụ hết dẫn tới nồng độ sắt tự do trong máu tăng lên khiến cho quá trình vận chuyển máu, oxy đến thai nhi bị cản trở. Quá trình này khiến thai nhi bị thiếu cân, sinh non, thậm chí bị tử vong. Sắt tồn đọng trong cơ thể lâu ngày khiến gan và lá lách, thận, dạ dày đều bị gây áp lực lớn. Tình trạng này kéo dài có thể sẽ khiến bà bầu bị suy gan, suy lách, tiểu đường thai kỳ. Sắt tồn dư kéo dài còn có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch, parkinson, đột quỵ hoặc ung thư. Các triệu chứng ở bà bầu khi sắt tồn dư kéo dài Tình trạng dư sắt bị tồn đọng lâu trong cơ thể có thể khiến mẹ gặp những triệu chứng nguy hiểm dưới đây: Đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, cơ thể khó chịu Huyết áp thấp, đi tiểu ra máu, chảy máu âm đạo Suy gan, vàng da Tim đập nhanh, khó thở, nhịp thở nhanh Không tập trung, trí nhớ suy giảm Lưu ý khi bà bầu uống sắt để hạn chế lắng cặn tồn dư trong cơ thể Để sắt hấp thụ tốt vào cơ thể thì mẹ cần lưu ý về việc uống viên sắt đúng cách như sau: Mỗi ngày bà bầu cần bổ sung 27 – 30mg sắt từ viên uống Sắt hấp thụ tốt nhất vào buổi sáng, khi bụng rỗng. Trường hợp bà bầu bị nôn nghén có thể uống sắt trước hoặc sau bữa trưa hay trước bữa tối 1 – 2h. Không uống sắt vào buổi tối và trước khi đi ngủ để tránh làm mất ngủ hay tạo ra lắng cặn sắt trong cơ thể. Uống sắt cùng với vitamin C, uống nhiều nước nước, ăn rau xanh, trái cây để tăng cường hấp thụ sắt, giảm lượng sắt bị tồn dư trong cơ thể. Không uống sắt cùng canxi, sữa và các chế phẩm của sữa để không bị giảm khả năng hấp thụ. Hạn chế uống trà, cà phê, rượu, bia, nước ngọt có ga trong thời gian mang thai. Không uống các loại thực phẩm này cùng lúc với sắt mà uống trước hoặc sau 1 – 2h. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng sắt được chỉ định. Bổ sung vitamin C bằng viên uống và thực phẩm để hấp thụ sắt tốt hơn. Những sai lầm mẹ bầu thường mắc phải khi bổ sung sắt Theo các chuyên gia khuyến cáo thì khi mang thai, bà bầu phải uống sắt từ khi có kế hoạch mang thai đến sau sinh ít nhất 1 tháng để đáp ứng đủ nhu cầu của thai kỳ. Tuy nhiên, một số bà bầu lại có những quan niệm sai làm trong việc bổ sung sắt. Cụ thể gồm có: Chỉ bổ sung sắt bằng các thực phẩm giàu sắt, không uống sắt bà bầu: Chỉ bổ sung sắt bằng thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời gian mang thai của phụ nữ. Bên cạnh việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu sắt, mỗi ngày bà bầu cần bổ sung 27 – 30mg sắt bằng các loại sắt bà bầu. Uống sắt cùng với sữa: Sữa là thực phẩm giàu canxi khiến sắt bị cản trở hấp thụ. Bà bầu chỉ nên uống sữa trước hoặc sau khi uống sắt 1 – 2h. Uống sắt vào buổi tối và trước khi đi ngủ: Uống sắt vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ khiến sắt không được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể. Sắt tồn dư tạo thành lắng cặn có thể là nguyên nhân gây ra cho bà bầu nhiều bệnh lý, nguy hiểm tới sức khỏe thai kỳ. Chỉ bổ sung sắt là đủ: Bên cạnh sắt, WHO cũng khuyến cáo bà bầu cần bổ sung thêm 200 – 300mg canxi và 400 – 600mcg axit folic, 200-300mg DHA để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, hỗ trợ và bảo vệ sự hình thành phát triển xương của thai nhi cùng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. >>Xem thêm: thuốc bổ máu cho phụ nữ sau sinh Như vậy, buổi tối không phải là thời điểm lý tưởng để mẹ uống sắt. Để tăng cường khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể mẹ nên chọn thời điểm bổ sung phù hợp vừa bảo vệ sự an toàn của sức khỏe thai kỳ vừa ngăn ngừa tốt nhất thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ.