1. những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị chảy máu cam Chảy máu cam không phải bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên nếu như tình trạng này xảy ra thường xuyên liên tục thì đó lại là dấu hiệu bất thường. Chính vì vậy các mẹ cần phải nắm rõ được nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em, từ đó mới có thể đưa ra được cách đối phó hiệu quả nhất, giúp bé yêu sớm khỏi bệnh và phát triển toàn diện hơn. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp khi trẻ bị chảy máu cam mẹ nên biết: - Trẻ hay ngoáy mũi Trong thời điểm nắng nóng, mũi của trẻ thường có xu hướng ngứa ngáy, khó chịu. Để làm giảm cảm giác này, trẻ thường có thói quen gãi và ngoáy mũi. Ngoáy mũi là thói quen khiến mạch máu ở mũi bị tổn thương và chảy máu. Tuy nhiên thói quen này lại vô tình làm vỡ mạch máu và gây chảy máu cam. - Mất cân bằng độ ẩm Nhiều gia đình bật máy lạnh thường xuyên để làm giảm nhiệt độ trong thời gian nắng nóng. Máy lạnh có thể làm giảm nhiệt độ tuy nhiên thiết bị này lại khiến độ ẩm của không khí giảm đi đáng kể. Nếu trẻ thường xuyên ở trong phòng máy lạnh, mũi có thể bị khô và dễ chảy máu khi có tác động. - Thiếu dinh dưỡng Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi – nhất là trong thời điểm nắng nóng. Thiếu hụt dinh dưỡng khiến đường hô hấp bị nhiễm khuẩn và dễ chảy máu hơn bình thường. Vitamin C là một trong những thành phần quan trọng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Khi thiếu hụt thành phần này, sức đề kháng có xu hướng suy giảm và trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các vi khuẩn và virus xâm nhập vào đường hô hấp có thể gây tổn thương mạch máu và khiến trẻ bị chảy máu cam. - Do các bệnh lý Viêm mũi, u mũi, dị tật bẩm sinh,… là những bệnh lý có thể gây ra triệu chứng chảy máu cam. Khi mắc các bệnh lý này, mạch máu ở mũi sẽ rất dễ hư hại và vỡ khi có tác động. Những thay đổi của môi trường trong thời gian nắng nóng chính là yếu tố khiến triệu chứng chảy máu cam phát sinh. 2. Cách chăm sóc trẻ nhỏ khi bị chảy máu cam Việc đầu tiên mẹ cần thực hiện là xác định bên mũi chảy máu. Thông thường, máu sẽ có xu hướng chảy ra từ một bên lỗ mũi. Việc xác định vị trí chảy máu sẽ giúp mẹ cầm máu cho trẻ đúng vị trí. Khi xác định được vị trí chảy máu, mẹ dùng ngón tay trỏ đè vào vị trí vách ngăn bị tổn thương. Mẹ có thể yêu cầu trẻ hơi ngửa đầu về phía sau để dễ dàng cầm máu. Giữ tay trong khoảng 5 – 10 phút máu sẽ đông lại và ngưng chảy ( chỉ nên hơi ngửa đầu trẻ ra sau, không nên ngửa quá nhiều. Tình trạng này có thể khiến máu chảy ngược xuống cổ họng và có thể đi vào phổi). Các biện pháp đề phòng chảy máu cam ở trẻ nhỏ: - Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng . Bạn nên chú trọng các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất – đặc biệt là vitamin C. Chẳng hạn như rau xanh, củ, trái cây, sữa,…Cho bé sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng thành phần có chứa đa dạng các loại vitamin như vitamin C, vitamin D, vitamin PP…và chứa chiết xuất một số loại dược liệu quý như hồng sâm trong hồng sâm chứa có 3 loại saponin khá quan trọng tác động lên hệ thần kinh, tuần hoàn, và hệ miễn dịch của cơ thể như Rb1 Rg1 Rg3. Trong đó Rg3 giúp hỗ trợ tăng cường trí nhớ, tăng cường miễn dịch giúp kháng khuẩn kháng virus. - Không nên sử dụng máy lạnh thường xuyên. Chỉ sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời quá nóng. Sau đó bạn có thể sử dụng quạt để điều hòa lại độ ẩm trong nhà. - Dặn dò trẻ không được ngoáy hay dụi mũi. Điều này có thể gây tổn thương mạch máu và gây ra tình trạng chảy máu mũi. Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Thói quen này sẽ hạn chế được tình trạng mũi bị ngứa, khô và kích ứng. Tuy nhiên bạn chỉ nên vệ sinh mũi 2 lần/ tuần. Vệ sinh quá thường xuyên có thể khiến thành mũi bị mỏng, làm tổn thương niêm mạc và gây ra cảm giác nóng rát bên trong mũi. - Cho trẻ uống đủ nước nhằm làm mềm niêm mạc mũi và hạn chế tình trạng giãn mao mạch ở đường hô hấp. Trong trường hợp trẻ gặp các vấn đề khác bạn nên điều trị và chăm sóc cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bé yêu nhà bạn luôn cao lớn, khỏe mạnh.