Lịch sử thị trường ngoại hối và các sàn forex tốt nhất thế giới Sự hình thành của thị trường tiền tệ Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối (forex) gắn liền với sự phát triển của thị trường tiền tệ. Tiền tệ đã ra đời cách đây khoảng 4.500 năm với những dấu tích đầu tiên được phát hiện ở vùng Lưỡng Hà (thuộc Irag ngày nay). Thời đó, cư dân ở đây đã dùng bạc để trao đổi hàng hóa. Đến khoảng cách đây 3.000 năm, người ta đã phát hiện thấy dấu tích của tiền xu bắt đầu xuất hiện ở khu vực Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Sau đó là ở Nga, Italia, Trung Quốc Nhật Bản… với nhiều hình dạng khác nhau như vuông, tròn, dẹt…. Và với nhiều chất liệu khác nhau như vàng, bạc, đồng… Sự xuất hiện của tiền giấy Đến thế kỷ thứ X thì tiền giấy manh nha xuất hiện khi các quan lại và người dân có thể gửi vàng, bạc vào ngân khố quốc gia và nhận một tờ giấy xác nhận số vàng, bạc đã gửi đó và dùng giấy đó để giao thương. Khoảng 1 thế kỷ sau đó thì chính quyền phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ nhận thấy sự thuận tiện của việc trao đổi giá trị bằng giấy và đã dùng giấy để in ra các loại giấy tờ có mệnh giá khác nhau. Họ sử dụng chúng như bằng chứng hợp pháp đại diện cho những giá trị nhất định và cho vào lưu thông. Kể từ đó tiền giấy xuất hiện, rồi dần dần phát triển sang cả các quốc gia khác. Hãy nhớ cập nhật thường xuyên thông tin về các sàn forex tốt nhất thế giới tại website này của chúng tôi. Khi thị trường ngày càng phát triển thì hình thành nên các tổ chức tài chính, các ngân hàng. Ban đầu, tất cả các loại tiền giấy đều đại diện cho vàng. Vàng được cất trong các ngân hàng và ngân hàng chỉ trả tiền để đổi lấy vàng. Vào thời đó, mọi người đều có thể đổi giấy bạc thành vàng và ngược lại. Sự xuất hiện của chế độ “bản vị vàng” Do ưu thế tuyệt đối về kinh tế cũng như khối lượng vàng mà Anh khai thác từ thuộc địa nên từ thế kỷ XVIII cho đến 1944, đồng Bảng Anh là một đồng tiền mạnh nhất. Bảng Anh đóng vai trò là đồng tiền dự trữ chủ yếu và được định giá dựa trên chế độ “bản vị vàng”. Giá trị của một đơn vị tiền tệ được định giá tương đương với một lượng vàng nhất định. Xem thêm: rút tiền bằng mã XTB Đến năm 1944, hiệp định Bretton Woods được ký kết tại Mỹ đã đặt nền móng cho một hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên khả năng chuyển đổi nhiều đồng tiền quốc gia khác nhau sang đồng đô-la Mỹ. Rồi sau đó, đến lượt mình, đồng tiền này được chuyển đổi thành vàng. Ngày 27.12.1945, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF ra đời. Khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết các điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 18 tháng 5 năm 1947. Sự chấm dứt của chế độ “bản vị vàng” Kể từ sau thế chiến II, các nước tư bản đã có sự phát triển bùng nổ về kinh tế. Khối lượng hàng hóa được sản xuất và giao thương ngày càng nhiều khiến chế độ tiền tệ theo “bản vị vàng” không còn phù hợp. Năm 1970, các quốc gia đã bỏ chế độ “bản vị vàng” và thực hiện chính sách thả nổi tiền tệ. Kể từ đó thị trường ngoại hối đã có sự thay đổi về chất và lượng. Thời kỳ bắt đầu bùng nổ trong giao dịch tiền tệ thế giới. Người ta giao dịch tiền tệ không chỉ để nhằm mục đích giao thương mà chủ yếu nhằm kiếm lời từ chênh lệch trong tỷ giá giữa các đồng tiền được thả nổi. Khái niệm Forex hay FX (viết tắt của từ Foreign Exchange) cũng được ra đời từ đó. Xem thêm: call margin là gì Thị trường forex ngày nay Thị trường Forex ngày nay hoạt động 24 giờ một ngày và 5 ngày một tuần. Các trung tâm giao dịch forex hàng đầu thế giới là London, New York, Tokyo, Hongkong, Sydney, Thụy Sỹ, Zurich, Frankfurt, Singapore… Các hoạt động giao dịch forex diễn ra ở hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới. Khu vực nào hết giờ làm việc hoặc đi ngủ thì khu vực khác lại đi vào giờ hoạt động. Không chỉ có các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương, mà các tổ chức tài chính, các cá nhân cũng tham gia vào việc giao dịch ngoại hối. Doanh số trung bình hàng ngày của nó là khoảng 5.000 tỷ đô-la Mỹ và có tính thanh khoản rất cao, gần như thanh khoản tuyệt đối. Tính thanh khoản cao có nghĩa là tại thời điểm bất kỳ, nếu có một cá nhân muốn bán một lượng ngoại tệ nào đó thì sẽ có một cá nhân khác muốn mua ngoại tệ đó với số lượng tương đương. Đôi khi, có một khoảng chênh lệch giữa hai mức giá mua và bán này, tuy rất hiếm gặp. Khoảng chênh lệch này cho thấy một khoảng giá mà trong đó, không có bất cứ giao dịch thực tế nào được tiến hành và nó sẽ làm cho mức giá diễn biến theo chiều hướng phù hợp. Mức chênh lệch giá hiếm khi xảy ra và được coi là một ngoại lệ. Xem thêm: có nên đầu tư forex