Viêm da cơ địa là môt loại bệnh mãn tính, tiến triển theo từng đợt mà nhiều trẻ sơ sinh mắc phải. Mẹ biết gì về bệnh này? Chăm sóc trẻ ra sao? MamiBuy giúp các mẹ tìm hiểu nhé! Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, viêm da cơ địa thường xuất hiện ở khu vực mặt, má, cằm, trán và da đầu. Bệnh này có thể lan rộng ra những vùng da khác trên cơ thể nhưng không xuất hiện ở khu vực bé đeo tã (bỉm), bởi đây là nơi có độ ẩm bảo vệ da. Triệu chứng bệnh Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thường khởi phát sớm từ khoảng 3 tuần tuổi với các triệu chứng cấp tính như: đám đỏ da, ngứa, xuất hiện mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bị bội nhiễ và hạch lân cận sưng to. Vị trí thường gặp khi bị viêm da cơ địa là ở má, da đầu, trán cố, thân mình và mặt dưới các chi. Đến giai đoạn bé biết bò, có thể thấy sự xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Thông thường, bé sẽ tự khỏi bệnh khi được từ 18 -24 tháng tuổi. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh Viêm da cơ địa là một bệnh có yếu tố di truyền nhưng lại bị ảnh hưởng lớn từ môi trường xung quanh. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã chỉ ra 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh, bao gồm: - Do di truyền: Tỉ lệ bé bị bệnh khi được sinh ra ở những gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như viêm xoang, sẩn ngứa, mề đay, hen xuyễn … sẽ cao hơn với những bé sinh ra trong gia đình không có tiền sử mắc bệnh về dị ứng. Nếu như bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì tỉ lệ con bị bệnh là 60%, nếu cả bố và mẹ cũng bị bệnh, tỉ lệ bé bị viêm da cơ địa lên tới 80%. - Do yếu tố bên ngoài: Các yếu tố này làm cho bệnh khởi phát và trở nên nặng hơn. Trẻ sẽ có dấu hiệu bệnh nặng lên khi ăn những thức ăn mà trẻ bị dị ứng (có thể là sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà …). Khi bé trải qua các giai đoạn như mọc răng, tiêm chủng …, bệnh thường tái phát và nhạy cảm với các yếu tố nhiễm trùng. Bên cạnh đó, lông gia cầm, động vật, đồ len dạ … cũng có thể gây kích ức lên da của bé. Cách điều trị Việc điều trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh ở các giai đoạn khác nhau là không giống nhau. Chính vì vậy, bố mẹ cần hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị bệnh cho bé. Một số loại thuốc phổ biến điều trị viêm da cơ địa cho bé bao gồm: - Kem dưỡng ẩm: Tùy từng đặc điểm viêm da của bé mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho con. Có thể sử dụng thuốc dưỡng ẩm như sữa làm dịu da emollients, thuốc bôi dạng nước eosin 2% hay kem dưỡng da như cetaphil, vaseline, atopalm ... Việc bôi kem dưỡng ẩm cho bé hàng ngày giúp da mềm mại, giảm boét tình trạng viêm da và ngứa cho bé. - Thuốc mỡ steroid kết hợp kháng sinh: Loại thuốc này có tác dụng chống viê, hỗ trợ rối loạn da, giảm ngứa, bớt đau cho trẻ. Hàm lượng thuốc sử dụng là nhỏ nhất và có thời gian dùng từ 1 đến 2 tuần. Nếu sử dụng lâu có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho bé. Sau khi điều trị bằng thuốc mỡ, cần dưỡng ẩm lâu dài đề phòng bệnh tái phát. Bố mẹ luôn nhớ là chỉ nên bôi thuốc với lượng rất mỏng, vừa đủ đển thuốc thấm hết ở vùng da bị bệnh. - Thuốc kháng histamin chống ngứa, dị ứng: Thuốc được bào chế dưới dạng siro cho bé như promethazin hydroclorid, clorpheniramin meleat, loratadin … Những loại thuốc này chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Viêm da cơ địa tuy là không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng lại gây khó chịu cho bé, làm cho con có thể quấy khóc, khó ngủ … Bố mẹ hãy cố gắng chăm sóc, dưỡng da cho bé nhé! Thông thường, sau 2 tuổi, tình trạng da của bé sẽ tốt hơn rất nhiều đấy!