Quá trình sinh nở khiến chị em phụ nữ bị mất một lượng máu khá lớn. Nếu không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tái tạo máu sẽ khiến mẹ gặp phải tình trạng thiếu máu sau sinh. Vậy, thiếu máu sau sinh có nguy hiểm không? Tìm hiểu ảnh hưởng của thiếu máu sau khi sinh nở đối với sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Thế nào là thiếu máu sau sinh Tình trạng này xảy ra khi sản phụ sau vượt cạn 1 tuần nồng độ hemoglobin trong máu xuống thấp hơn 11g/L, thấp hơn 12g/L sau 8 tuần sinh. Các giai đoạn phát triển của thiếu máu gồm có: Giai đoạn thứ 1 Nồng độ sắt có trong tủy xương xuống thấp dần đến cạn kiệt khiến nồng độ sắt trong máu xuống thấp. Giai đoạn này vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt. Giai đoạn thứ 2 Các triệu chứng trở nên rõ nét hơn. Sản phụ thường xuyên cảm thấy mỏi mệt, cơ thể suy nhược, sức đề kháng suy giảm. Các triệu chứng như đau đầu, rụng tóc, móng chân tay yếu, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt,… Giai đoạn này việc sản xuất huyết sắc tố bắt đầu suy giảm. Bằng các xét nghiệm máu bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng thiếu máu của sản phụ để có phương án điều trị cụ thể. Giai đoạn thứ 3 Khi nồng độ hemoglobin trong máu xuống rất thấp khiến cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng. Các hiện tượng như thường xuyên cảm thấy chóng mặt, trí nhớ và khả năng tập trung suy giảm, mất khả năng lao động,… Nếu không bổ sung sắt sau sinh sớm, có thể gây ra các bệnh về tim mạch dẫn tới đột quỵ hay các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Mẹ bị thiếu máu sau sinh có nguy hiểm không? Mẹ bị thiếu máu sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé yêu của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu máu sau sinh có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh như: Ảnh hưởng của thiếu máu sau sinh với sản phụ Hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả, dễ bị mắc các bệnh do nhiễm khuẩn, đặc biệt là dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Cơ thể suy nhược, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không đủ sức để thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày. Huyết áp xuống thấp gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, đầu óc quay cuồng. Tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh ở các sản phụ. Gần đây tỷ lệ bà mẹ bị trầm cảm sau sinh có chiều hướng gia tăng nên nhận được sự quan tâm sát sao của giới chuyên môn và của toàn xã hội. Bên cạnh các nguyên nhân do áp lực tâm lý, áp lực từ việc chăm sóc con, áp lực về tài chính,… thì thiếu máu cũng là 1 trong các nguyên nhân chính khiến tình trạng trầm cảm sau sinh gia tăng. Bà mẹ không có đủ sữa cho con bú khiến trẻ bị thiếu cân, suy giảm miễn dịch nên dễ bị mắc các bệnh ở trẻ sơ sinh. Trẻ chậm lớn, thường xuyên quấy khóc do không được ăn no, sức khỏe kém khiến bà mẹ càng trở nên căng thẳng, áp lực vì lo lắng. Cùng với đó, con thường xuyên quấy khóc cũng khiến bà mẹ ít được nghỉ ngơi, sức khỏe càng bị giảm sút. >>Xem thêm: viên sắt không gây nóng trong Ảnh hưởng khi sản phụ bị thiếu máu đối với trẻ sơ sinh Hậu quả đầu tiên khi mẹ sau sinh bị thiếu máu đó là không có đủ sữa để bú. Từ đó có thể gây ra nhiều hệ quả không tốt đối với sức khỏe của trẻ. Trong đó ta có thể thấy các ảnh hưởng như: Bà mẹ bị thiếu sữa khiến trẻ không đủ sữa bú, phải cai sữa sớm hay phải uống sữa ngoài trong 6 tháng đầu được khuyến cáo nên được bú mẹ hoàn toàn. Điều này khiến hệ miễn dịch và tốc độ tăng trưởng của trẻ bị suy giảm. Trẻ chậm lớn, bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới thể lực khiến ảnh hưởng cả tới khả năng suất lao động của trẻ ngay cả khi đã trưởng thành. Trẻ dễ mắc các bệnh của trẻ sơ sinh, hay quấy khóc khiến trẻ mệt mỏi, yếu ớt. Ngoài ra việc trẻ thường xuyên ốm yếu cũng khiến bà mẹ bị mệt mỏi, không được nghỉ ngơi đầy đủ. >>Xem thêm: thuốc sắt giá bao nhiêu? Nếu mẹ biết cách bổ sung đầy đủ những dưỡng chất hợp lý sau khi sinh thì có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu sau sinh. Ngoài ra, mẹ nên uống vitamin giúp bổ sung sắt và axit folic trong suốt thai kỳ, trước và sau khi mang thai ít nhất 1 tháng, để tăng cường chức năng tạo máu, dự trữ máu, ngăn ngừa thiếu máu. Chúc các mẹ có sức khỏe tốt để đồng hành cùng bé trên hành trình khôn lớn!