Trong thai kỳ nhiều mẹ than phiền về tình trạng táo bón khi uống sắt làm mẹ gặp nhiều khó chịu trong sinh hoạt và ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cùng tìm hiểu tại sao uống sắt gây táo bón, loại sắt nào không gây táo bón và cách khắc phục tình trạng táo bón hiệu quả. Bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không? Mặc dù tình trạng này không nguy hiểm tới tính mạng nhưng táo bón kéo dài gây nên nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Táo bón lâu ngày khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng trở nên kém hiệu quả, cơ thể mẹ và thai nhi được tiếp nhận ít chất dinh dưỡng dẫn đến thai nhẹ cân, chậm phát triển. Trong chất thải chứa các chất độc như phenol, amoniac, indol,… Nếu không được tống ra ngoài cơ thể mà tích tụ lâu trong ruột, chúng có thể khiến hấp thụ ngược, gây hại cho thai phụ và thai nhi. Táo bón khi mang thai kéo dài còn gây áp lực về tâm lý khiến bà bầu bị căng thẳng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Táo bón kéo dài còn có thể dẫn đến bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng, sa trực tràng, thậm chí là ung thư đại tràng. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giá bao nhiêu? Nguyên nhân nào khiến mẹ bị táo bón khi uống sắt? Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn tới việc mẹ bị táo bón như sau: Uống viên sắt không phù hợp: sử dụng các loại sắt khó hấp thụ, dễ gây tác dụng phụ cho mẹ bầu cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng táo bón cho mẹ bầu. Không bổ sung đủ nước: để hấp thu được lượng sắt nạp vào cơ thể, mẹ bầu cần uống đủ lượng nước mỗi ngày. Tuy nhiên cơ thể mẹ có thể bị mất nước do tình trạng nôn nghén mà không được bổ sung lượng nước cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, khi mang thai cơ thể mẹ bầu có nhiều thai đổi khiến cho tình trạng táo bón càng trở nên nghiêm trọng hơn như: Tăng hormone progesterone khi mang thai làm giãn cơ bắp, trong đó có cả ruột. Điều đó khiến bạn tiêu hóa chậm hơn và khó đi ngoài. Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch. Mặt khác, thai nhi cũng càng ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn. Dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều khiến cho tình trạng táo bón khi uống sắt trở nên trầm trọng hơn. Các mẹ cần có biện pháp khắp phục kịp thời để tránh tác động xấu đến sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Những cách khắc phục khi bà bầu bị táo bón khi uống sắt Đổi sang loại viên sắt không gây táo bón Để ngăn ngừa tình trạng này thì việc đầu tiên các mẹ nên làm khi uống sắt bị táo bón là dừng ngay viên sắt đang sử dụng . Những loại viên sắt gây táo bón cho mẹ bầu thường là sắt vô cơ (sắt sulfate) , đây là loại sắt giá thành thấp những lại gây khá nhiều tác dụng phụ cho mẹ bầu trong đó táo bón là tình trạng phổ biến nhất. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ thành phần loại sắt mình đang sử dụng có phải là sắt vô cơ hay không. Nên chuyển sang lựa chọn và sử dụng các loại sắt hữu cơ ( sắt Fumarate và sắt Gluconate) với những ưu điểm vượt trội hơn như: Dễ hấp thu, giải phóng ion sắt phù hợp với nhu cầu của mẹ bầu Không gây tác dụng phụ như táo bón, chóng mặt, đau đầu Không gây kích ứng dạ dày, nóng trong Mặt khác, việc sử dụng quá liều lượng sắt cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón, do đó các mẹ nên chọn lựa những viên sắt hữu cơ có hàm lượng tiêu chuẩn, tránh việc sử dụng viên sắt có hám lượng quá cao so với nhu cầu của mẹ bầu. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên lựa chọn những viên sắt có chứa vitamin C giúp hỗ trợ hấp thu sắt hiệu quả hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. >>Xem thêm: uống sắt và vitamin tổng hợp cùng lúc được không? Bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ và vitamin C Một số loại thực phẩm bổ sung chất xơ và vitamin C giúp cải thiện tình trạng táo bón như: Khoai lang, cà rốt, cam, bưởi… Các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải xoăn, cải bó xôi Quả bơ, lê, chuối Mận khô, mơ khô Yến mạch, các loại hạt họ đậu Những thực phẩm trên là phương thuốc tự nhiên trị táo bón hiệu quả. Chúng hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp phân hấp thụ được nhiều nước hơn, từ đó làm tăng kích cỡ của phân. Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 20 – 35g chất xơ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để giữ cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. >>Xem thêm: uống viên sắt đúng cách Uống nhiều nước Một trong những cách chữa táo bón cực đơn giản, tiết kiệm nhưng vô cùng công hiệu là uống nhiều nước. 70% cơ thể chúng ta là nước, việc bổ sung nước có vai trò thanh lọc, làm sạch ruột và hỗ trợ ruột non tiêu hóa thức ăn tốt. Đối với mẹ bầu đang bị táo bón nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp giảm tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp cơ thể đào thải những chất cặn bã, độc tố ra khỏi cơ thể, ngay cả khi bạn không bị táo bón thì vẫn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé. Tập luyện thể dục thường xuyên Việc tập thể dục mỗi ngày khi mang thai như đi bộ, đạp xe đạp, yoga hay các lớp thể dục cho bà bầu cũng giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường hoạt động của đường ruột, giảm táo bón đáng kể. Bên cạnh đó, một lưu ý mẹ bầu nên chú ý là đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Không nên nhịn đi vệ sinh quá lâu sẽ khiến cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng táo bón luôn là nỗi ám ảnh trong thai kì của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên biết được nguyên nhân do đâu sẽ giúp mẹ có những cách khắc phục hiệu quả để cải thiện ngay tình trạng táo bón sớm nhất có thể nhé. Chúc các mẹ bầu có sức khỏe tốt và con yêu phát triển toàn diện!