Kinh nghiệm ăn gạo lứt muối mè theo chế độ thực dưỡng Thực dưỡng được hiểu nôm na là cách ăn uống và sinh hoạt điều độ phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi áp dụng chế độ ăn thực dưỡng thì ngũ cốc được sử dụng làm thực phẩm chính, mà ở Việt Nam gạo lứt được ưu tiên lựa chọn hơn hẳn bởi những tính năng vượt trội và phù hợp với thói quen ăn uống của người Việt. 1. Lợi ích của gạo lứt trong chế độ ăn thực dưỡng Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gạo lứt có vị ngọt, tính bình, có công dụng trong việc điều hòa huyết áp, tim mạch và ổn định lượng đường trong máu. Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt trong quá trình xay xát chế biến chỉ loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và vẫn còn giữ lại được lớp màng và phôi chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Lớp màng cám và phôi chiếm tỷ lệ rất " khiêm tốn " nhưng mang lại giá trị rất cao về mặt dinh dưỡng. Với thành phần chất xơ gấp đôi các loại gạo trắng thông thường gạo lứt giúp kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể, ổn định huyết áp, tim mạch, hỗ trợ giảm cân, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và làm cơ thể đào thải các chất độc ra bên ngoài. Lượng đạm cao cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, phục vụ cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Mangan trong gạo lứt chiếm tỉ lệ thấp nhưng có chức năng hỗ trợ cho hoạt động bình thường của não bộ, hệ thần kinh, điều tiết và kích thích sản sinh các enzyme khác. Ngoài ra loại vi chất này còn giúp đẩy lùi nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Khác với gạo trắng, gạo lứt cũng rất giàu lượng magie. Theo nghiên cứu , magie là một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe, tim mạch ổn định và lượng đường trong máu duy trì ở mức bình thường. Các loại Vitamin nhóm B giữ một vai trò trọng yếu, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ cho các hoạt động và sự phát triển của hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả da và tóc. Vitamin B còn hỗ trợ cho quá trình hấp thu và trao đổi chất của các thế bào diễn ra hiệu quả hơn 2. Cách nấu cơm gạo lứt muối mè tốt nhất. 2.1 Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường Ngâm gạo lứt khoảng 8 - 12 tiếng với nước ấm để gạo được mềm. Cho gạo đã ngâm vào nồi và đổ nước theo tỷ lệ 1 gạo và 2 nước cho thêm 1 ít muối vào nồi và khuấy đều. Nấu cho sôi bùng lên và vặn nhỏ lửa riu riu ( lửa thật nhỏ) khoảng 20 phút. Sau đó tắt bếp vẫn đậy kỹ nắp khoảng 10 phút để cơm được chín đều và mềm dẻo hơn. Tham khảo>>> Gạo sạch là gì ? Cách phân biệt gạo sạch, gạo bẩn 2.2 Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất Ngâm gạo lứt trong nước ấm khoảng 8- 12 tiếng để gạo được nở mềm và chín đều hơn. Cho gạo và nước vào nồi theo tỉ lệ 1 gạo và 2 nước cùng 1/4 muỗng cà phê muối hầm. Nấu sôi xì hơi và tắt bếp. Để yên khoảng 15 phút. Sau đó bắt lên nấu tiếp khoảng 15 phút với lửa nhỏ cho đến khi chín. Hy vọng qua bài chia sẽ trên sẽ giúp quý khách có thêm thông tin hữu ích về chế độ ăn thực dưỡng từ gạo lứt. Để đặt mua gạo lứt online vui lòng liên hệ trực tiếp hotline: 0904 667 858 để được hỗ trợ tư vấn và đặt mua gạo