Vitamin B1 là một trong những loại vitamin thứ nhất thuộc nhóm B hòa tan được trong nước, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt, nhóm dinh dưỡng này còn được coi là "thần dược" với những bé biếng ăn, còi cọc, khó lên cân. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 1. Vitamin B1 có vai trò gì đối với sự phát triển của trẻ nhỏ Chức năng quan trọng của vitamin B1 là điều tiết sự chuyển hóa đường trong cơ thể và bảo đảm thức ăn chính (tinh bột), đường hấp thu vào cơ thể mỗi ngày sau đó chuyển hóa thành năng lượng và được sử dụng. Nếu thiếu vitamin B1 sẽ khiến cho sự chuyển hóa đường gặp trở ngại. Vitamin B1 tốt cho trẻ ở phương diện giúp chuyển hóa chất bột, đường (gluxit), axit béo cần cho màng tế bào và tổ chức thần kinh. Vitamin B1 giúp bổ tỳ khiến trẻ ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa tốt. 2. Lượng vitamin B1 càn thiết cho trẻ theo độ tuổi Mức sử dụng vitamin B1 cho trẻ theo từng độ tuổi như sau: – Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi: 200 mcg/ngày. – Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: 300 mcg/ngày. – Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 500 mcg/ngày. – Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 600 mcg/ngày. – Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 900 mcg/ngày. Sự thiếu hụt vitamin B1 có thể xảy ra khi mẹ cho bé chế độ ăn quá nghèo nàn, đơn điệu, ít thức ăn động vật (thịt, cá, trứng…). Do đó ở trẻ nhỏ, thiếu vitamin B1 sẽ gây ra hiện tượng đặc trưng nhất là mất cảm giác ngon miệng, trẻ biếng ăn và táo bón – điều rất nhiều bà mẹ lo sợ. Nếu thiếu nặng có thể dẫn tới phù ở chân, teo cơ, rối loạn tinh thần, hôn mê, suy tim. 3. Bổ sung vitamin B1 cho trẻ từ đâu? Thực phẩm giàu vitamin B1 Cơ thể trẻ không yêu cầu lượng Vitamin B1 cao về số lượng nhưng phải được cung cấp hàng ngày để thỏa mãn nhu cầu cần thiết. Vitamin B1 cũng như nhiều loại vitamin khác, được cung cấp chủ yếu bằng thực phẩm. Vitamin B1 có trong các thực phẩm ngũ cốc, nhất là ngũ cốc nguyên hạt thường chứa nhiều vitamin B1 nhất. Tuy nhiên phần lớn Vitamin B1 được tập trung ở lớp vỏ mỏng sát với phần lõi bên trong và mầm của hạt. Do vậy việc xay sát các loại ngũ cốc (gạo, mì) quá kỹ sẽ làm cho lượng vitamin B1 bị hao hụt nhiều. Ngoài ra, Vitamin B1 cũng có nhiều trong nấm men, sữa mẹ, sữa bò, trứng gà vịt, các loại thịt, rau xanh, trái cây, mầm các loại hạt, đặc biệt các loại đậu. Mẹ cần chú ý: Vitamin B1 rất nhạy cảm với nhiệt độ nên bị phân hủy phần lớn khi nấu chín. Vì vậy, nên tăng cường các thực phẩm tươi sống, nguyên chất, hạn chế chế biến và nấu quá kỹ. Ngoài ra, khi nạp vào cơ thể một khối lượng thức ăn thiếu cân bằng, chủ yếu là tinh bột sẽ làm tăng khả năng thiếu vitamin B1, vì lúc đó, cơ thể sẽ cần một lượng lớn vitamin B1 để tổng hợp carbohydrate, gluxit. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Chúc các bé yêu ăn ngoan và khỏe mạnh!