Biếng ăn ở trẻ không phải là chủ đề mới lạ, nhưng luôn được các mẹ đặc biệt quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Trong bài viết này sẽ đề cập đến tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ 8-11 tháng tuổi. 1. Biếng ăn sinh lí giai đoạn 8-11 tháng tuổi ở trẻ nhỏ là như thế nào? Biếng ăn sinh lí ở trẻ là biếng ăn do những thay đổi sinh lý: khi bước vào những giai đoạn như biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng, học nói,… trẻ thường biếng ăn. Ngay cả khi khỏe mạnh, trẻ cũng có những giai đoạn ăn ít hẳn trong vài ngày hoặc vài tuần mà vẫn vui chơi bình thường. Đó là những giai đoạn trẻ mải khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới nên không chú tâm tới việc ăn uống. Giai đoạn này thường gặp ở trẻ 3 – 4 tháng, 8 – 11 tháng, 16 – 18 tháng,… Sau đó, trẻ sẽ quay lại ăn uống bình thường. Các em bé của chúng ta trước thời điểm 8-11 tháng các bé chỉ nằm và ngồi. Bé chỉ quan sát được thế giới xung quanh ở tư thế đó, hoặc phải cần có sự trợ giúp của người lớn bé mới thấy được trên cao. Vào thời điểm 8-11 tháng các bé bắt đầu vịn đứng lên, thậm chí có bé có thể bắt đầu tập đi, và thế giới quan của các bé lúc này hoàn toàn thay đổi. Bé có thể tự mình nhìn thấy mọi thứ ở một tầm cao mới, bé cực kỳ ngạc nhiên và thích thú khám phá thế giới xung quanh theo một cách mới và bé hoàn toàn không quan tâm tới việc ăn. Đơn giản, bé chỉ cần ăn tối thiểu đủ để duy trì năng lượng và dành thời gian để còn khám phá. Nếu các bạn đã biết về Wonder week – kỳ khủng hoảng, thì khoảng thời gian này cũng rơi vào một kỳ khủng hoảng của bé, bé phát triển về kỹ năng đi/đứng và một chút khả năng tư duy, quan sát xung quanh nữa bé chẳng cần ăn ngủ khiến ba mẹ lo lắng, ép cho bé ăn bằng được. Và cuối cùng là chúng ta có những em bé sợ ăn, biếng ăn kéo dài. Nếu mẹ áp dụng những phương pháp phù hợp sẽ giúp cho con chấn chỉnh về kỷ luật giờ ăn và đảm bảo rằng sau cơn khủng hoảng con vẫn giữ được thái độ ăn tốt, không phải là giải quyết để con ăn nhiều hơn vì đây là thời kỳ tất cả các bạn nhỏ đều không có nhu cầu ăn quá nhiều. 2. Những biện pháp giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ 8-11 tháng Chuẩn bị tinh thần thật thoải mái – Trong giai đoạn trẻ đang làm quen với những kỹ năng mới, phụ huynh nên bình tĩnh theo dõi xem trẻ có phải mắc chứng biếng ăn sinh lý hay không. Biểu hiện của tình trạng này là trẻ không bệnh, vẫn chơi đùa tốt nhưng ăn ít. Để giúp bé ăn được nhiều hơn, phụ huynh có thể cho trẻ ăn từng chút một với nhiều món ăn trong bữa chính. – Đảm bảo con bú sữa vừa đủ, vì dưới 1 tuổi sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô cùng quan trọng. – Hãy để tự con ăn bao nhiêu tùy con quyết định. – Mẹ nên chuẩn bị cho con ít đồ ăn hơn bình thường và làm những món đơn giản nhất có thể. Nhiều mẹ cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi con không ăn mà lý do quan trọng nhất là do mẹ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chuẩn bị đồ ăn ngon lành, tỉ mỉ nhưng con không thèm động tới. Nên thời gian này hãy hạn chế nấu nướng cầu kỳ hoặc là nấu quá nhiều, nếu quá lười thậm chí mẹ có thể cho con dùng đồ ăn cùng cả nhà. Nếu con không ăn mẹ cũng không nên quá stress. Tạo tính kỷ luật bàn ăn Để bé cho ngồi ghế ăn khi đến bữa – Đúng giờ mẹ sẽ dọn đồ ăn, cho con vào ghế và bắt đầu giờ ăn. – Nếu bé bắt đầu có hành vi xấu (ném, bóp đồ ăn, đòi ra khỏi ghế) – áp dụng “cho 3 lần cơ hội”. Mẹ hãy hỏi ý kiến bé có muốn ăn tiếp không, nếu bé không có nhu cầu mẹ sẽ cất dọn đồ ăn. Hành động này mục đích chính là duy trì kỷ luật bàn ăn, không phải để con ăn nhiều hơn vì giai đoạn này bé gần như không cần ăn, ăn rất rất ít. Mẹ nêncắt giảm bớt các bữa ăn phụ – Mẹ hãy thử giãn khoảng cách các cữ ăn của con ra lâu hơn so với thông thường, mẹ nên tăng thêm khoảng thời gian 15-30 phút so với trước kia. – Cắt bú đêm: Lứa tuổi này bé đã cần ngủ xuyên đêm và nhường việc ăn uống cho ban ngày, bú đêm hoàn toàn không cần thiết thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới ăn uống ban ngày của bé. – Cắt cữ ăn phụ và đưa vào thành 1 phần bữa ăn chính. Đến giai đoạn bé ăn uống lại bình thường thì mẹ có thể bổ sung ăn bữa phụ lại. – Cắt toàn bộ ăn vặt, dù chỉ là 1 cái kẹo hay 1 cái bánh ăn dặm. Nhiều mẹ thấy con ăn ít, sợ con đói nên cho bé ăn bánh kẹo để chống đói vô tình lại khiến bé không còn muốn ăn khi đến bữa chính. Cung cấp cho trẻ đầy đủ vitamin và khoáng chất – Các Vitamin nhóm B đóng vai trò trong quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Vitamin B1 kích thích sự tạo thành một loại men tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. Khi thiếu vitamin B1, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, nhất là những trẻ lười ăn chất bột đường như: bột, cháo, cơm… thì việc bổ sung vitamin B1 là cần thiết. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B – Kẽm là nguyên tố không thể thiếu trong cấu trúc của hơn 300 enzym trong cơ thể. Những enzym này tham gia quá trình tổng hợp protein giúp cơ thể trẻ lớn lên. Ngoài ra; kẽm còn có một vai trò quan trọng là kích thích vị giác giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng hơn. Trong giai đoạn bé biếng ăn sinh lý 8-11 tháng mẹ có thể bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm sau: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..). Đậu xanh nảy mầm cũng là thực phẩm giàu Kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ sơ sinh, nhũ nhi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng giàu Kẽm nhất. Do đó nên bổ sung thực phẩm chứa vi chất này vào khẩu phần ăn của các mẹ. – Đối với các bé trên 1 tuổi biếng ăn kéo dài mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia cho bé sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ ăn ngon miệng thành phần chiết xuất thiên nhiên chứa Amomum fruit giúp trẻ giảm tình trạng biếng ăn. – Việc dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất trên bởi chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được đảm bảo hoặc ăn nhiều nhưng không hấp thu. Bổ sung vi chất qua thực phẩm rất cần thiết, nhưng trong quá trình chế biến dễ bị hao hụt. Do đó, cha mẹ có thể cho bé uống siro ăn ngon với công thức sản phẩm được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên nghiệp và có xuất xứ rõ ràng. Trẻ em ở giai đoạn 8-11 tháng tuổi là thời điểm trẻ có những thay đổi để khám phá, biếng ăn cũng là tình trạng chung của lứa tuổi này nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu sau 2 – 3 tuần mà tình trạng trẻ biếng ăn không chuyển biến tích cực hơn, trẻ bị sụt cân hoặc đứng cân trong một tháng thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ở chuyên khoa nhi hoặc dinh dưỡng để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.