Các loại gạo lứt trên thị trường hiện nay 1. Gạo lứt là gì ? Gạo lứt hay nhiều người vẫn gọi là gạo lức , gạo lật , gạo rằn , gạo nguyên cám. Thóc sau khi thu hoạch sẽ được sấy khô và đem đi xát bỏ lớp vỏ thóc cứng bên ngoài và giữ nguyên lớp cám mỏng ta thu được gạo lứt. Mặt dù chiếm chưa tới 10% trên tổng khối lượng hạt nhưng cất giữ 70 -80% dưỡng chất tinh túy của hạt gạo. Ẩn đằng sâu trong lớp màng cám gạo lứt mỏng manh là những công dụng vượt trội trong việc bảo vệ sức con người. Thành phần dinh dưỡng có trong lớp vỏ cám gạo lứt bao gồm: Chất xơ : Đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của tiêu hoá. Thực phẩm có nhiều chất xơ như gạo lứt thì sẽ ít chất béo gây độc hại. Chất xơ trong gạo lứt làm ta chóng no, giảm tần suất cơn đói, và hạn chế sự thèm ăn. Ngoài ra, còn xúc tiến quá trình tiêu hóa, bảo vệ tim mạch, đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và chống oxy hóa. Gạo lứt giảm cân hiệu quả chủ yếu cũng nhờ vào hàm lượng chất xơ dồi dào này. Tham khảo>>> Những sai lầm khi sử dụng gạo lứt Protein: Protein trong gạo lứt là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, giúp cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng diễn ra bình thường. Dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và duy trì các mô của cơ thể. Magan: Đây là một trong những nguyên tố vi lượng cơ bản và đóng vai trò quan trọng của sự sống như: kiểm soát lượng đường trong cơ thể, chống oxy hóa, chắc khỏe xương và hỗ trợ cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Magie : là khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sự chắc khỏe cho xương, chống viêm, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, stress,.. Ngoài ra, trong gạo lứt còn chứa kẽm, canxi, Kali,... hỗ trợ cho sự phát triển của cơ thể cùng các vitamin nhóm E, vitamin nhóm B 2. Phân loại dựa trên màu sắc: Gạo lứt đỏ: Loại này có lớp vỏ cám bên ngoài màu đỏ thẫm. Tùy vào từng loại mà lõi tinh bột bên trong sẽ có màu sắc khác nhau. Chẳng hạn, đối với gạo lứt đỏ huyết rồng khi cắn đôi bên trong lõi sẽ có màu hồng phớt. Còn đối với gạo lứt đỏ ST thì bên trong sẽ có màu trắng. Gạo lứt đỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao đặc biệt là giàu vitamin nhóm B, vitamin E, magie, mangan, sắt và chất xơ. Sử dụng gạo lứt đỏ thường xuyên giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, chống táo bón, bảo vệ tim mạch, tăng cường chức năng gan và làm đẹp da. Loại gạo này phù hợp với những người có nhu cầu dinh dưỡng cao như người ăn chay, ăn kiêng, ăn thực dưỡng, người lớn tuổi, bệnh nhân tiểu đường… Gạo lứt tím: có lớp vỏ cám bên ngoài màu tím sẫm hơi ngã đen. Lớp vỏ gạo lức màu tím rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều đạm ( trên 10%), đồng thời gạo này cũng cung cấp nhiều vitamin nhóm B và đặc biệt là rất giàu chất Anthocyanin, đây là một chất chống oxi hóa rất tốt, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Cách nấu gạo lứt tím than khá đơn giản, không cần phải ngâm lâu nhưng các loại gạo lứt khác nhưng vẫn cho cơm mềm dẻo, thơm ngon và ngọt cơm. Tham khảo>>> Cách nấu gạo lứt tím chuẩn vị cơm ngon Gạo lứt trắng: loại này thường có màu nâu hoặc ngã vàng nhẹ, được chế biến từ các loại gạo trắng thông thường hằng ngày chỉ khác chúng vẫn còn giữ nguyên lớp vỏ cám nên chứa nhiều dinh dưỡng. 3. Phân loại gạo lứt dựa theo tính chất Gạo lứt tẻ: Là loại gạo trắng thông thường và vẫn giữ nguyên lớp vỏ cám. Loại này được sử dụng khá phổ biến vì chúng gần giống như gạo trắng sử dụng hàng ngày nhưng cứng hơn do đó thời gian nấu sẽ lâu và cần phải ủ từ 8 - 24 tiếng. Gạo lứt nếp: có nguồn gốc từ các giống nếp và trong quá trình xay xát lớp vỏ cám vẫn được giữ lại. Có nhiều loại gạo lứt nếp phổ biến như nếp than, nếp hương,nếp ngỗng, nếp cái hoa vàng,... Loại này thường rất dẻo, có thể dùng nấu xôi hoặc làm bánh, nấu rượu nếp,...