Quá trình sinh nở khiến cơ thể mẹ bị mất đi nhiều dưỡng chất cần thiết đặc biệt là chất sắt. Điều này khiến mẹ dễ bị thiếu máu sau sinh có thể gây ra nhiều tác động không tốt cho cả sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Thiếu máu sau sinh có ảnh hưởng đến việc cho con bú không? Tìm hiểu về tác động của bệnh thiếu máu ở sản phụ lên hoạt động cho con bú hàng ngày. Thiếu máu sau sinh có tác hại gì với mẹ và bé? Tác hại với sản phụ Thiếu máu ở mẹ sau sinh có thể khiến mẹ gặp nhiều nguy hiểm sau đây: Tăng nguy cơ sản phụ bị tử vong trong khi sinh nở do băng huyết và nhiễm trùng hậu sản Giảm khả năng miễn dịch của sản phụ khiến tình trạng nhiễm trùng bị tăng nặng gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng bà mẹ sau sinh. Tăng tỷ lệ sinh thiếu tháng Thời gian phục hồi sau sinh bị kéo dài ảnh hưởng tới khả năng lao động và sức khỏe bà mẹ sau sinh Tăng nguy cơ bà mẹ bị trầm cảm sau sinh do thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt cùng với những áp lực đến từ việc chăm sóc con nhỏ, chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi, áp lực tâm lý từ gia đình,… Dễ bị mắc các bệnh tim mạch Trí nhớ suy giảm, khả năng tập trung kém. >>Xem thêm: viên sắt loại nào không gây táo bón Tác hại với trẻ sơ sinh Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ mà trẻ sơ sinh cũng sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp. Cụ thể: Trẻ bị sinh thiếu tháng khiến sức khỏe, sự phát triển trí tuệ và thể chất bị ảnh hưởng. Trẻ bị suy dinh dưỡng bẩm sinh Khiến nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch hay dị tật tại ống thần kinh,… Tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh Trí tuệ của trẻ chậm phát triển, khả năng tập trung kém, trí nhớ không tốt cũng như khả năng nhận thức kém hơn so với những trẻ mẹ không bị thiếu máu sau sinh. Khả năng miễn dịch kém, trẻ dễ bị mắc các chứng bệnh của trẻ sơ sinh Khả năng tăng cân chậm, còi cọ, suy dinh dưỡng ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thiếu sắt sau sinh có ảnh hưởng đến việc cho con bú không? Với những mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì việc thiếu máu sau sinh khiến lượng sữa tiết ra bị ít hơn so với những bà mẹ không bị thiếu máu. Nguyên nhân vì lượng oxy được cung cấp cho các cơ quan, bao gồm cả tuyến sữa, bị giảm sút khiến hoạt động của toàn bộ cơ thể bị suy giảm. Do đó, chọn viên sắt uống sau sinh phù hợp , giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh rất quan trọng. Thế nhưng hiện nay chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào chỉ ra rằng bà bầu thiếu máu có thể khiến trẻ sơ sinh cũng bị thiếu máu. Tuy nhiên chất lượng sữa mẹ bị thiếu máu có thể bị ảnh hưởng do quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị giảm sút. Từ đó trẻ sơ sinh cũng dễ mắc các bệnh về khả năng miễn dịch, các bệnh chỉ có ở trẻ sơ sinh, cân nặng cũng tăng chậm hoặc không tăng. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có trí tuệ cúng kém phát triển, phản xạ kém và khả năng học tập sau này cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng cũng có sức khỏe kém hơn so với trẻ không bị suy dinh dưỡng. Vấn đề thể lực kém ở trẻ có thể gây ảnh hưởng lâu dài, khiến chất lượng lao động khi trưởng thành cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi lượng sữa tiết ra không đủ cũng khiến mẹ phải cai sữa con sớm hơn bình thường. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, do hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, có thể dẫn đến tình trạng núm vú xuất hiện các vết nứt (dân gian gọi là đứt cựa gà). Sản phụ bị thiếu máu cũng là nguyên nhân khiến tia sữa bị tắc, trẻ không bú được sữa mẹ còn người mẹ có thể bị viêm vú, áp xe vú, gây mấy sữa và ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của những lần sinh sau. Mặt khác, mẹ bị thiếu máu cũng khiến hệ miễn dịch của trẻ hoạt động kém hiệu quả. Các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh như các vết tưa miệng cũng lâu lành khiến trẻ khó bú mẹ. Trẻ lười bú, bỏ bú cũng chậm tăng cân, thường xuyên mắc bệnh viêm nhiễm do sức đề kháng thấp. Với những thông tin trên chúng ta có thể thấy rằng việc thiếu máu sau sinh có tác động rất lớn đến việc cho con bú của bà mẹ thiếu máu. Chình vì thế, các chị em cần uống bổ sung vi chất dinh dưỡng tăng cường khả năng tái tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B6, B12, C từ khi có kế hoạch mang thai, trong và sau thai kỳ để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Qua đó có thể giảm thiểu ảnh hưởng của thiếu máu đối với hoạt động cho con bú của sản phụ. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để đồng hành cùng con trong hành trình lớn khôn! >>Xem thêm: uống axit folic vào thời điểm nào trong ngày