Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Kiến thức khi cho trẻ ăn một số loại quả trong mùa hè đúng cách

Mùa hè khiến trẻ bị nóng trong người, mệt mỏi, mẹ thường tìm đến nguồn trái cây để giúp trẻ giải nhiệt và tăng sức đề kháng cho bé. Mẹ có thể chế biến nhiều cách từ ăn quả trực tiếp cho đến làm sinh tố, nước ép, kem,… Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cho con ăn hoa quả đúng cách. Bài viết dưới

Mùa hè khiến trẻ bị nóng trong người, mệt mỏi, mẹ thường tìm đến nguồn trái cây để giúp trẻ giải nhiệt và tăng sức đề kháng cho bé. Mẹ có thể chế biến nhiều cách từ ăn quả trực tiếp cho đến làm sinh tố, nước ép, kem,… Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cho con ăn hoa quả đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ kiến thức về cách cho trẻ ăn một số loại trái cây đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất. 1. Dừa– uống nhiều gây đầy bụng ở trẻ nhỏ Nước dừa rất dồi dào axit lauric – loại axit béo được tìm thấy trong sữa mẹ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Đây được xem là “liều thuốc” chống táo bón và an toàn cho bé bị tiêu chảy. Bắt đầu từ 6-7 tháng tuổi, bé có thể làm quen với nước dừa nhưng lưu ý là chỉ với lượng nhỏ và tần suất hợp lý. Bởi vì cho bé uống nước dừa quá nhiều sẽ gây tác dụng xấu. Lúc đó, bé có thể bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra các mẹ cần lưu ý là nước dừa tươi được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ chỉ an toàn trong vòng 24h thôi nhé. Không nên cho bé uống nước dừa ngay khi bé vừa chạy nhảy vui chơi. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này ớn lạnh, chân tay bủn rủn, đầy bụng nếu bé vừa chơi mệt quá sức. Nếu uống giải khát bằng nước dừa cần phải tuân thủ một nguyên tắc là ngồi nghỉ cho cơ thể hồi phục năng lượng. Uống nước dừa từng chút một và không uống quá nhiều. 2. Dưa hấu – loại trái cây không nên để quá lạnh Trong tiết trời hè oi bức, còn gì tuyệt bằng việc các bé đi học về mệt được mẹ đãi món dưa hấu mát ngọt tê lưỡi ướp trong tủ lạnh. Tuy nhiên, khi dưa hấu bị ướp quá lạnh, thành phần lycopene và beta-carotene – những chất chống oxy hóa hữu hiệu trong dưa bị thấp hơn lần lượt là 40% và 139%, trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn non nớt, ăn vào rất dễ đau răng, lạnh bụng. Tốt nhất các mẹ nên để dưa hấu trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 8-10 độ C và trong ít hơn 2 tiếng đồng hồ để giữ dưa tươi ngon và chất lượng nhất. Ngoài ra, khi ăn dưa hấu, các mẹ không nên bỏ hạt. Theo Boldsky, cơ thể con người cần các axit amin thiết yếu nhưng lại không thể tự sản xuất ra chúng. Hạt dưa chứa nhiều loại axit này như tryptophan giúp dễ ngủ, glutamic tăng cường hoạt động trí não và lysine giúp cơ thể hấp thu canxi, hỗ trợ hình thành collagen tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó hạt dưa  giàu protein, magie và vitamin B cùng nhiều chất có công dụng chữa bệnh rất tốt cho cơ thể. Nếu thấy hạt dưa khó ăn, mẹ hoàn toàn có thể xay cả hạt và thịt dưa thành món sinh tố thơm ngon, hấp dẫn cho bé uống. 3. Vải – ăn quá nhiều khiến bé nóng trong người Nhắc đến hoa quả nhiệt đới mùa hè, không thể không kể đến món vải mọng nước, ngọt lịm với hương thơm quyến rũ. Vải ngon ngọt, dễ ăn nên các bé rất thích. Nhưng mẹ cần kiểm soát không để con ăn quá nhiều, gây nóng trong người, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể hoặc dị ứng. Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường trong một thời gian ngắn có thể gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 – 6 quả). Mẹ cũng không được cho bé ăn vải khi bụng bé đang trống rỗng, mà chỉ nên ăn khoảng sau bữa ăn 30 phút nhé bởi lúc này cơ thể đã tích lỹ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn vải không sợ say và không sợ nóng. Bên cạnh đó đối với những  bé dưới 5 tuổi khi ăn vải mẹ cần loại bỏ hạt trước khi cho bé ăn để tránh bé bị hóc rất nguy hiểm. 4. Dứa – loại quả không nên ăn xanh Dứa là loại quả cực kì phổ biến vào mùa hè, có vị ngọt thơm đặc trưng mà giá thành lại rất rẻ. Dứa còn chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho bé. Tuy nhiên mẹ nhớ không bao giờ được cho bé ăn dứa khi đói, sẽ khiến bé nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột. Ăn dứa chưa chín hoặc uống nước ép dứa chưa chín cũng rất nguy hiểm. Lúc này, dứa vô cùng độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa cho bé. Dứa có tính acid, vì vậy nếu thường xuyên tiêu thụ dứa trong một thời gian dài có thể khiến men răng của bé bị mòn, dễ dẫn đến chứng răng nhạy cảm và sâu răng. 5. Chuối – ăn nhiều liệu có tốt? Chuối vô cùng bổ dưỡng và là nguồn magiê tự nhiên vô cùng dồi dào. Vì vậy, nếu như cho bé ăn chuối lúc bụng đói thì dĩ nhiên sẽ làm cho hàm lượng magiê ở trong máu tăng cao, tạo thành sự mất cân bằng giữa tỷ lệ canxi và magiê ở trong máu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đưa máu lên tim và rất có hại cho sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ các mẹ nhé. Loại quả nào cũng nên cho bé ăn ở mức vừa đủ. Kali trong chuối giúp điều hòa các mô cơ bắp, tăng quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng kali trong cơ thể  bé quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng gọi là tăng kali trong máu. Tăng kali trong máu có thể làm cho nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch đập chậm hơn, thậm chí làm tim ngừng đập. Một quả chuối cung cấp 400 mg kali, trong khi đó cơ thể cần bổ sung 4.700 mg kali mỗi ngày. Do vậy, bạn đừng cho bé ăn quá nhiều chuối mỗi ngày để tránh tình trạng thừa kali trong cơ thể, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nhé. 6. Xoài – loại quả có nhựa gây dị ứng Xoài thuộc nhóm quả hay gây dị ứng cho bé vì trong vỏ xoài có chất nhựa, thường gây ra ngứa ngáy, phát ban ở trẻ. Vì thế, mẹ không được để nhựa xoài dính vào người bé, không được cho bé ăn xoài cả vỏ, các mẹ chỉ dùng lớp thịt xoài để chế biến cho bé. Giống như một số loại quả khác, không nên cho bé ăn xoài khi đói kể cả là xoài chín vì chúng vẫn có vị chua, có thể gây hại dạ dày. Vị chua của loại quả này sẽ gây kích thích dạ dày làm tăng dịch vị và nguy cơ bé mắc bệnh đường ruột. Hơn thế nữa, nó dễ dẫn đến nguy cơ bị say, ngộ độc tạm thời khi sử dụng lúc đói. Ngoài việc cho bé ăn các loại trái cây đúng cách, có tính mát, bổ sung đầy đủ vitamin khoáng chất thì mẹ nên cho bé sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị nóng trong, tăng đề kháng cho trẻ thành phần chứa chiết xuất một số loại cây có tác dụng giải độc gan như cây khúng khiếng, cây kế sữa…