Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tại sao con nổi mẩn đỏ quanh miệng? Nguyên nhân và cách chữa trị

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ quanh miệng thường khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Hiện tượng này có liên quan đến nước dãi của trẻ nhưng không phải là bệnh nghiêm trọng chỉ cần áp dụng 5 cách chữa trị trong bài này thì con sẽ khỏi rất nhanh!

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ quanh miệng thường khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Hiện tượng này có liên quan đến nước dãi của trẻ nhưng không phải là bệnh nghiêm trọng chỉ cần áp dụng 5 cách chữa trị trong bài này thì con sẽ khỏi rất nhanh!   Tại sao con lại bị mẩn đỏ quanh miệng do nước dãi 1. Giai đoạn bé mọc răng (tháng 4-6), sẽ tiết ra rất nhiều nước dãi 2. Trớ sữa 3. Dùng núm ti giả trong thời gian dài Nước bọt (nước dãi) đóng một vai trò tiêu hóa trong cơ thể con người và chứa các enzym tiêu hóa, các enzym này ở lại trên bề mặt da quá lâu, lớp sừng sẽ dần bị phân hủy và khô lại. Lúc này các thành phần nước bị mất đi, gây viêm da. Nếu không xử lý kịp thời, theo thời gian khi gặp phải các kích thích bên ngoài khác (như cọ xát, động chạm) rất dễ dẫn tới phát sinh vi khuẩn và nhiễm nấm Cadina.   Làm sao để chuẩn đoán bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng do nước dãi? Khi má hay cằm của em bé bị nổi nốt mẩn đỏ cũng có thể là bị rôm sảy, bệnh viêm da cơ địa. Nổi mẩn đỏ quanh miệng cũng có triệu chứng rất giống bệnh chàm, khi độ ẩm không đủ, da của em bé sẽ có hiện tượng bong tróc, mẩn ngứa sưng đỏ, mọc mụn nước li ti. Nếu mụn nước bị vỡ rất dễ sẽ sinh ra vi khuẩn gây nhiễm trùng, chính vì thế cần phải phân biệt rõ xem bé bị viêm da nước dãi hay là bị chàm. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai căn bệnh này là vị trí viêm không giống nhau: nếu nổi mẩn do nước dãi, vị trí viêm thường tập trung ở những vùng da nước dãi chảy xuống như xung quanh miệng hoặc cằm thường là những vùng bị rõ ràng nhất.   Làm thế nào để cải thiện viêm da do nước dãi 1. Bôi thuốc mỡ có chứa mỡ cừu (Purelan) Nếu phạm vi da bị nổi mẩn đỏ không quá lớn, ba mẹ có thể thử bôi thuốc mỡ có chứa Lanolin để ngăn giữa nước dãi và da của bé, giúp da hình thành một lớp bảo vệ, ngăn không cho vi khuẩn kích thích da dẫn tới nổi mẩn đỏ.   2. Dưỡng ẩm cho da Da của trẻ sơ sinh thường rất yếu và mỏng manh, khi bị nổi mẩn đỏ hoặc bong tróc nên sử dụng các loại kem dưỡng da lành tính có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc vaselin để dưỡng ẩm cho bé. 3. Sử dụng khăn lau nước dãi Ba mẹ cần không được lơ là trong việc giúp bé làm sạch cơ thể và khuôn mặt, có thể dùng khăn xô thấm nước ấm để lau mặt cho bé từ trán, hai má đến cằm và cổ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là không nên làm sạch quá nhiều lần một ngày, khi sử dụng khăn cũng cần nhẹ nhàng, chọn loại khăn mềm mại không làm kích thích da của bé. 4. Chú khi khi để người lớn tiếp xúc với bé Cơ thể và đôi tay của người lớn có rất nhiều vi khuẩn, chính vì thế khi tiếp xúc với trẻ cần phải đặc biệt chú ý rửa sạch hai tay bằng xà phòng để không truyền vi khuẩn cho bé, làm da bé bị dị ứng hay nhiễm khuẩn ba mẹ nhớ nhé! Nếu nó không phải là nổi mẩn đỏ do nước dãi thì rất có thể em bé bị rôm sảy. Hiện tượng này thường xảy ra ở các bé bú mẹ trực tiếp, khi thời tiết quá nóng, miệng của bé tiếp xúc với bầy vú của mẹ sẽ trở lên ẩm ướt. Chính vì thế vào mùa hè nóng nực, các mẹ có thể mở quạt hoặc bật điều hòa cho mát mẻ nhé! Ngoài ra thời tiết nóng khiến bé ra mồ hôi cũng là nguyên nhân dẫn tới bị rôm sảy, chính vì thể ba mẹ không nên sợ con lạnh mà mặc quá nhiều quần áo hay bọc con quá kĩ.   Kem đặc trị bệnh ngoài da khuyên dùng [Hope's Relief] Tính năng ▶ 1. Hoàn toàn không chứa hương liệu và các chất độc hại 2. Kết cấu kem mỏng nhẹ, thích hợp với mọi lứa tuổi 3. 8 loại thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, dưỡng ẩm cho da không còn khô ráp mẩn ngứa