Sắt là thành thần chính tham gia vào quá trình sản xuất hemoglobin, tạo máu và đưa oxy nuôi sống cơ thể. Thế nhưng sắt là dưỡng chất khó hấp thu vào cơ thể. Vì thế, việc đảm bảo được lượng sắt hấp thu vào cơ thể một cách trọn vẹn là rất quan trọng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết sắt nên uống lúc nào là tốt nhất. Thuốc sắt nên uống lúc nào là tốt nhất? Thời điểm uống sắt quyết định rất nhiều tới hiệu quả hấp thu sắt vào cơ thể. Cụ thể: Uống sắt khi bụng rỗng Theo các chuyên gia chia sẻ thì thuốc bổ sung sắt tốt nhất nên uống với nước khi bụng rỗng. Trong hầu hết các trường hợp, thời gian tốt nhất để bổ sung sắt là khoảng 30 phút trước bữa ăn hoặc 1 tiếng sau ăn. Tốt nhất, hầu hết viên sắt không nên được dùng cùng với thức ăn. Uống sắt khi bụng rỗng mà không có thức ăn để tính axit trong dạ dày giúp làm mềm vỏ nang, sắt được hấp thu tốt hơn ở môi trường ruột non. Các loại thực phẩm, chẳng hạn như cà phê, trà hoặc sữa, có thể cản trở sự hấp thụ sắt mạnh mẽ. Đây là lý do khiến việc uống bổ sung sắt cùng với thực phẩm có thể làm giảm lượng sắt được cơ thể hấp thụ lên đến 50%! >>Xem thêm: uống sắt vào buổi tối được không Uống sắt vào buổi sáng hoặc trưa Như bạn biết, không phải tất cả các chất bổ sung đều có thể uống bất kỳ lúc nào trong ngày. Đặc biệt là các vi chất bổ sung như sắt, bổ sung vào buổi tối muộn trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể bị lắng cặn vi chất, khó chuyển hóa. Khi lựa chọn chất bổ sung sắt, bạn cũng nên lưu ý về vấn đề dạ dày của bản thân. Thật không may, nhiều người nhận ra rằng viên sắt làm rối loạn chức năng dạ dày của họ, và gặp phải tác dụng phụ như buồn nôn. Đối với trường hợp dạ dày nhạy cảm, sắt nên uống vào buổi sáng, cùng với nhiều nước. Uống sắt trước hoặc sau khi uống canxi 1-2 giờ Hầu hết các chất bổ sung sắt tan trong khoảng 20-30 phút. Một hợp chất bổ sung sắt vô cơ có cơ chế giải phóng chậm hơn. Những loại vitamin cho bà bầu này thường dựa vào lớp phủ hóa học để làm chậm quá trình hấp thu, khiến cho viên thuốc được tiêu hóa trọn vẹn hơn ở ruột non. Ví dụ, một viên bổ sung sắt có thể sử dụng một lớp phủ để giúp nó tồn tại trong môi trường axit trong dạ dày của bạn. Tuy nhiên, sắt và canxi lại cản trở khả năng hấp thu của nhau. Bởi vậy, khi muốn uống sắt và canxi trong ngày, tốt nhất bạn nên uống 2 loại này cách nhau từ 1-2 giờ. Uống sắt cùng với các thức uống giàu vitamin C Vitamin c là dưỡng chất quan trọng giúp tăng cừng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên bổ sung sắt cùng với một ly nước cam giúp cải thiện sự hấp thụ sắt hiệu quả. Chỉ cần thêm một cốc nước chanh hoặc nên uống viên sắt kết hợp Vitamin C giúp bạn tận dụng tối đa lượng sắt bổ sung vào cơ thể mỗi lần uống. >>Xem thêm: uống sắt và vitamin c cùng lúc được không Chọn đúng viên bổ sung giúp tăng cường hấp thu sắt Chọn viên uống chứa hợp chất sắt dễ hấp thu Hiện nay, các loại hợp chất chứa sắt phổ biển trong viên bổ sung gồm có: Sắt sulfate – hấp thu tốt ở dạng viên. Đây dạng sắt phổ biến nhất, thường được các bác sĩ khuyên dùng với liều 325 mg, tương đương với 65 mg sắt nguyên tố. Nhưng đối với một số người, sự hấp thu của nó lại gây khó chịu cho dạ dày. Sắt bisglycinate – hấp thu tốt ở dạng viên. Dạng sắt này là dạng bào chế công nghệ cao, có gốc hữu cơ dễ hấp thu nhất hiện nay. Sử dụng sắt bisglycinate không gây hại cho dạ dày, không gây táo bón. Sắt fumarate – hấp thu tốt ở dạng viên hoặc siro Sắt citrate – hấp thu trung bình Sắt gluconate – hấp thu trung bình Sắt carbonate – hấp thu kém, dễ gây táo bón >>Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón Tránh xa các đồ uống gây cản trở hấp thu sắt Ngoài những điều trên thì bạn cần lưu ý tới một số loại thực phẩm và khoáng chất ức chế sự hấp thụ sắt, do đó bạn nên lưu ý sử dụng cách xa thời gian uống sắt. Một số thực phẩm ức chế sắt phổ biến có thể kể tới như: Ngũ cốc và các loại đậu (chứa axit phytic ức chế sự hấp thụ sắt) Protein trong trứng (từ cả lòng trắng và lòng đỏ) Các viên uống bổ sung khoáng chất (chẳng hạn như canxi, kẽm, magiê và đồng cản trở sự hấp thụ sắt) Trà, cà phê (axit tannic có trong trà ức chế sự hấp thụ sắt) Một số loại thảo mộc (bao gồm bạc hà và hoa cúc) Ca cao / sô cô la Sự hấp thu sắt có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm hấp thu sắt và các thành phần có trong chế độ ăn uống. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ những lưu ý về việc sắt nên uống lúc nào là tốt nhất. Chú trọng thời điểm bổ sung mang lại hiệu quả dự trữ sắt và phòng chống thiếu máu thiếu sắt tốt hơn. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất!