Ở trẻ nhỏ đều có một giai đoạn biếng ăn nhất định với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào mức độ, có trẻ chỉ biếng ăn trong một thời gian ngắn nhưng có nhiều trẻ lại biếng ăn kéo dài khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Nếu bé mắc chứng biếng ăn kéo dài, mẹ có thể tham khảo qua bài viết dưới đây để trị chứng biếng ăn kéo dài. 1. Trẻ biếng ăn kéo dài do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé biếng ăn kéo dài nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nguyên nhân chính dưới đây: – Trẻ biếng ăn do bị bệnh: Chứng biếng ăn bắt nguồn chủ yếu từ những bệnh nhiễm khuẩn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mạn tính. Thường các bệnh đó là viêm tai, viêm tai, viêm đường hô hấp, viên V.A, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh cúm, viêm gan, các bệnh đường mật, ho gà, tiêu chảy, viêm dạ dày ruột và một số bệnh lí toàn thân như thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin, trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài cũng có nguyên nhân từ những bệnh lý từ đường tiêu hóa. Nếu trẻ bị tổn thương niêm mạc ruột trẻ sẽ bị tiêu chảy, đầy bụng và không hấp thụ được dinh dưỡng của thức ăn. Nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu khoáng chất, vitamin và biếng ăn. Nếu thấy bé biếng ăn kéo dài, các mẹ cần cho con đi khám sức khỏe tổng quát, để có thể biết được con có đang mắc bệnh lý nào không và nhận được điều trị kịp thời từ bác sĩ. – Do yếu tố tâm lý: Nhiều gia đình thường bắt con ăn quá nhiều so với khả năng tiêu hóa của trẻ vì sợ con thua kéo các bạn cùng trang lứa về chiều cao, cân nặng. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây tình trạng bé biếng ăn kéo dài cũng xuất phát từ thái độ của người cho con ăn như la mắng, đánh đập, dọa nạt biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của trẻ, nên mỗi khi đến bữa ăn, bé sẽ sợ hãi. Đây còn gọi là triệu chứng biếng ăn tâm lý, nếu kéo dài trẻ có thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. – Ăn uống không đúng cách: Nếu các mẹ tự ý thay đổi chế độ ăn của trẻ trong giai đoạn ăn dặm những gây ra tình trạng biếng ăn. Do lúc này, con còn chưa quen với món ăn mới, cũng như việc cai sữa đột ngột hoặc quá chậm, hay cho trẻ ăn quá nhiều trẻ hệ tiêu hóa non nớt sẽ không tiêu hóa hết thức ăn. Mặt khác, nếu cho con ăn quá ít, chế độ ăn không cân đối, cũng như cách chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị của trẻ, hàng ngày cho trẻ ăn lại một món, chế biến không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến trẻ không muốn ăn. 2. Mách mẹ cách trị bé biếng ăn kéo dài – Khi trẻ ở giai đoạn ăn dặm, các mẹ hãy bày biện thật nhiều món, để con chọn tùy ý. Con thích gì thì cho con ăn nấy, không thích thì không nên ép con ăn. Bên cạnh đó, các mẹ tuyệt đối không la mắng con trong bữa ăn. Ngoài ra trong giai đoạn bé biếng ăn, mẹ nên trang trí các món ăn thật đẹp với những hình thù ngộ nghĩnh bé sẽ thích thú. Tuy việc chuẩn bị những bữa ăn như vậy tốn nhiều thời gian nhưng bù lại các bé sẽ tò mò mà chịu nếm chút này chút khác chứ không bỏ bữa. – Trong giờ ăn tuyệt đối không cho bé xem tivi và cho con ăn cùng gia đình. Khi bé thấy người lớn ăn ngon lành, con sẽ bắt chước và tập trung ăn ngon miệng hơn, bữa ăn cũng có thể kết thúc được nhanh hơn. Thời gian đầu áp dụng cách này sẽ khá vất vả, nhưng dần dần khi đã quen nếp thì còn chịu ăn dần, và sẽ không còn biếng ăn nữa. – Chọn mua cho bé nhiều loại chén bát đẹp khác nhau do chén bắt của người lớn không phù hợp với khả năng cầm nắm của các bé. Trước giờ ăn, mẹ cho con chọn chén bát của con rồi mới múc thức ăn vào đó.