Không ít bố mẹ còn lúng túng khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Mẹ cần nắm được các phương pháp để cho bé làm quen với ăn dặm một cách dễ dàng nhất. Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu về giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm Bé tập ăn dặm – Sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm nhiều em bé sẵn sàng cho việc ăn dặm. Mặc dù Cơ quan Y tế không khuyến khích việc cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng mỗi em bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau. Do vậy, chỉ cần để ý các dấu hiệu ăn dặm phổ biến và để bé là người chỉ dẫn cho bạn khi nào thì bắt đầu. – Luôn nhớ rằng, ăn dặm sẽ chỉ là những bữa phụ, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú mẹ đầy đủ trong giai đoạn này. Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất đối với bé mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế. Việc nuôi con bằng sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí não và nhận thức của bé. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé bú đến 12 tháng tuổi hoặc tới khi bé 24 tháng tuổi. – Ăn dặm là giai đoạn mà bé bắt đầu tập khám phá và thử nghiệm với các loại thức ăn cùng mùi vị mới lạ. Do đó, các mẹ nên chú ý kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm mọt để bé có thể làm quen một cách từ từ và quan sát xem liệu bé có bị dị ứng với loại thực phẩm đó không hay xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa không. Thông thường sẽ mất từ 5 – 7 ngày để bé có thể làm quen được với một loại thực phẩm mới. Sau khi đã trải qua giai đoạn làm quen và nhận biết thì mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho bé. 2. Những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm Trước khi cho bé ăn dặm, mẹ cần hiểu rõ các nguyên tắc cho bé ăn dặm để tốt cho tiêu hóa và rèn luyện thói quen ăn uống tốt cho con: – Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều: Mới đầu ăn dặm, trẻ chưa quen với các món ăn. Vì vậy mẹ nên thực hiện cách cho trẻ ăn dặm là nấu ít thức ăn thôi, không ép trẻ ăn quá nhiều. Sau khi trẻ quen dần và ăn ngon miệng hơn, mẹ hãy tăng số lượng lên cho trẻ. – Cho trẻ ăn thức ăn từ vị ngọt đến mặn: Mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn như cháo, bột ngũ cốc trước, rồi đến rau, củ, quả và sau đó là thịt, cá. – Cho trẻ ăn thức ăn từ loãng đến đặc: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, dạ dày của trẻ còn rất nhỏ. Do đó, khi tập cho trẻ ăn dặm và làm quen với các món ăn mới bố mẹ cần cho trẻ làm quen với bột loãng như cháo để trẻ dễ tiêu hóa. 3. Yêu câu về cháo ăn dặm cho trẻ Cháo cho trẻ tập ăn dặm – Cho bé ăn dặm khi cơ thể bé khỏe mạnh: Nếu khi bé mọc răng đau buốt, bé bị sốt, mệt mỏi thì chưa nên thử nghiệm cho bé ăn dặm. – Tập cho bé ăn 1 ít đồ ăn dặm trước khi dùng thức ăn chính: Mẹ có thể mua túi nhai tập ăn dặm cho trẻ để trẻ tập quen dần. Sau đó mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình. – Mỗi lần một loại thức ăn: Mỗi thức ăn của trẻ ăn dặm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Để dạ dày của trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mẹ chỉ nên chọn mỗi lần 1 loại thức ăn thôi. Ví dụ nếu định cho bé ăn hoa quả nghiền, mẹ chỉ cần cho 1 loại quả, chứ không nên cho nhiều loại quả vào nghiền 1 lần. – Đa dạng màu sắc trong bữa ăn: Màu sắc của món ăn sẽ tăng độ hấp dẫn và kích thích trẻ muốn ăn. Mẹ hãy chế biến đa dạng nhiều món ăn để tránh kén ăn ở trẻ nhé. 4. Cách tập cho trẻ ăn dặm đúng cách Không ép bé ăn món bé không thích: Nếu bé không muốn ăn và phụ thức ăn dặm ra thì mẹ không nên ép bé ăn tiếp. Mẹ hãy kiên trì thử đi thử lại vài lần để bé dần tập quen với mùi vị thức ăn nhé. Mẹ cần đảm bảo cho bé ăn dặm ít nhất 2-3 lần/ngày: Tuy nhiên không nên áp chỉ tiêu này ngay từ thời điểm đầu bé tập ăn dặm, hãy tăng dần số bữa ăn dặm. Ban đầu, mẹ có thể cho bé ăn dặm 2 bữa mỗi ngày nhưng hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé. Trong suốt hành trình ăn dặm mẹ vẫn phải đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm dưới đây: Đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ 4 nhóm thực phẩm - Chất đạm: có nhiều trong thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, đậu Hà Lan, sữa chua…Đây đều là những thực phẩm giàu đạm và rất tốt cho bé khi được 6 tháng tuổi. Khi bé được 7 tháng, mẹ có thể bổ sung thêm một số thực phẩm bổ sung đạm như cá, tôm…tuy nhiên hãy tránh những thực phẩm có thấy khiến bé bị dị ứng. - Tinh bột: thường là gạo xay có thể nấu cháo trắng cho bé ăn cho tới khi bé được 1 tuổi. - Nhóm thực phẩm giàu chất béo: Việc bổ sung mỡ động vật hay dầu thực vật sẽ giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. - Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: Có thể kể tới các loại rau xanh và củ quả. Trong quá trình ăn dặm, các cha mẹ cần đặc biệt chú trọng và tuân theo các nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn nguyên liệu, chế biến thực phẩm, sắp xếp và lên thực đơn. Ngoài ra cũng phải đảm bảo đủ liều lượng cho các bữa ăn dặm. Mặc dù các bữa ăn dặm là bữa ăn phụ nhưng trẻ vẫn phải được hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và là giai đoạn quan trọng để trẻ làm quen với các loại thực phẩm. Việc cho trẻ ăn dặm đòi hỏi cha mẹ phải có lòng kiên nhẫn và chịu khó, đặc biệt là các bé lười ăn.