Hiện nay có rất nhiều mẹ Việt lựa chọn cho con ăn dặm theo kiểu Nhật. Bởi ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm với các đặc điểm giữ nguyên hương vị của từng loại thực phẩm, cho trẻ ăn thức ăn thô hơn, đề cao tính thẩm mỹ khi trình bày và đặc biệt là nói không với việc ép con ăn. Nếu mẹ còn đang bối rối không biết nên áp dụng phương pháp ăn dặm này thế nào cho đúng thì hãy theo dõi hết bài viết này nhé! 1. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp như thế nào? Tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm Tức là, các loại thức ăn sẽ được để riêng, không phối trộn với nhau. Mục đích là để trẻ có thể cảm nhận được hương vị của món ăn, kích thích vị giác và sự thèm ăn ở bé. Đề cao thẩm mỹ khi trình bày món ăn Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật luôn đề cao tính thẩm mỹ khi trình bày món ăn. Đây là cách để mẹ Nhật hấp dẫn trẻ, kích thích bé tò mò và muốn thử món ăn. Các món sẽ được tạo hình bắt mắt với màu sắc đa dạng. Thức ăn thô hơn Thức ăn của trẻ được chế biến ở dạng thô hơn để kích thích trẻ nhai rồi mới nuốt. Việc nhai sẽ giúp trẻ cảm nhận được vị ngon của thức ăn và tiết ra dịch vị khiến chúng thấy ngon miệng hơn. Tuyệt đối không ép con ăn Khác với phương pháp ăn dặm truyền thống, phương pháp này tuyệt đối không ép trẻ ăn. Trẻ biếng ăn là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là với nhóm trẻ ở độ tuổi từ 1-3. Một trong những nguyên nhân quan trọng là bé bị áp lực khi ăn uống. Việc bố mẹ thường xuyên la mắng khi bé biếng ăn khiến bé cảm thấy sợ hãi và căng thẳng nên bé càng biếng ăn hơn. Các mẹ Nhật hiểu rằng, ép buộc sẽ khiến trẻ ức chế tâm lý, đây là điều không nên. Chính vì vậy, nhiều bậc cha mẹ đã tìm đến cách ăn thức ăn dặm kiểu Nhật với mong muốn có thể giúp con cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn. 2. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Ăn dặm kiểu Nhật có tốt không là thắc mắc mà mẹ nào cũng quan tâm. Dưới đây là những ưu điểm của ăn dặm kiểu Nhật: Phát triển các kĩ năng xử lý thức ăn Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chú trọng đến việc tăng độ thô thực phẩm theo giai đoạn để bé phát triển kỹ năng xử lý thức ăn đúng với độ tuổi. Bé sẽ được ăn từ loãng đến đặc, từ mịn đến hạt vỡ, từ nghiền nhuyễn đến lợn cợn, cắt miếng để bé phát triển kỹ năng nhai, nuốt, cắn xé thức ăn. Trẻ có thể phân biệt mùi vị thức ăn Một lợi ích tuyệt vời của phương pháp này chính là giúp trẻ cảm nhận và phân biệt rõ ràng mùi vị của từng loại thức ăn. So với ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật có rất nhiều khác biệt. Nếu như ăn dặm truyền thống mang lại sự hòa quyện hương vị của nhiều loại thực phẩm thì ăn dặm kiểu Nhật lại tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm. Chính vì vậy, các loại thức ăn của trẻ sẽ được để riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau. Việc này sẽ giúp trẻ cảm nhận hương vị nguyên bản của từng thực phẩm, phát triển vị giác, từ đó kích thích trẻ thèm ăn. Mẹ có thể biết được bé bị dị ứng với loại thức ăn nào: Khi tách riêng từng loại thực phẩm mẹ sẽ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu khi bé bị dị ứng với thức ăn. Điều này rất khó phân biệt khi bé ăn dặm theo cách truyền thống, các đồ ăn được xay lẫn với nhau và mẹ không biết chính xác món ăn bé dị ứng để dừng lại. Bé chủ động và tự lập trong ăn uống: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ. Khi bé không bị áp lực khi ăn uống và cảm thấy thích thú khi được tự ăn theo cách của mình bé sẽ cảm thấy thoải mái và chủ động hơn. Khẩu phần với loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của bé đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé: Dinh dưỡng là vô cùng quan trọng dù bé ở giai đoạn nào, 4 nhóm thực phẩm quan trọng đối với bé: Nhóm tinh bột bao gồm: gạo, bún, phở, ngô, khoai, bột mỳ, bánh mỳ… Nhóm đạm gồm: sữa, thịt, trứng, cá, tôm, các loại đậu… Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ, các loại hạt chứa dầu. Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất gồm: rau xanh, các loại củ và trái cây. Dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm phải chia theo tỷ lệ thật hợp lý để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Bên cạnh đó, ăn dặm kiểu Nhật có một số nhược điểm: – Thức ăn trữ đông mùi vị không thơm ngon như chế biến ngay – Trong giai đoạn đầu bé không ăn nhiều và tăng cân nhanh như ăn theo phương pháp truyền thống. – Tuy nhiên, ngần ấy ưu điểm vẫn chưa thực sự là giải pháp giúp hóa giải hoàn toàn sự biếng ăn ở trẻ. Bởi lẽ, ngay ở Nhật vẫn có những trẻ biếng ăn. Chính vì thế, chúng ta chỉ nên coi đây là một trong nhiều biện pháp giúp trẻ ăn ngon hơn. Ăn dặm kiểu Nhật hay bất cứ phương pháp ăn uống nào khác đều phải đảm bảo đủ các nhóm chất: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất! Về mức độ thô của thức ăn, chúng ta cần tùy theo tình trạng thực tế của trẻ. Những hôm trẻ yếu mệt, hãy cho ăn thức ăn loãng và lỏng hơn thường ngày. Mức ăn thô của mỗi trẻ cũng khác nhau, nên cần điều chỉnh để hợp lý với từng trẻ. Đối với các bé bị biếng ăn lâu dài mẹ có thể cho bé sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ biếng ăn an toàn, nguồn gốc từ thiên nhiên chứa Amomum fruit dạng thảo mộc lành tính, hỗ trợ tiêu hóa giúp bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, an toàn và bền vững. 3. Lịch ăn dặm kiểu Nhật cho bé Số lượng bữa ăn: Trẻ 6 tháng tuổi vừa bắt đầu ăn dặm có thể ăn một bữa/ngày hoặc nhiều hơn nếu mẹ thấy bé có nhu cầu. Trẻ trên 6 tháng tuổi ăn dặm 2 bữa/ngày. Thời gian ăn dặm: Mẹ nên cho con ăn bữa đầu tiên vào 10h sáng, bữa tiếp theo trước 7h tối. Ngoài ra, sữa vẫn là nguồn thực phẩm chính nên mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ cho bé mỗi ngày. Bé 5 tháng rưỡi đến 6 tháng tuổi với những biểu hiện dưới đây có thể bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật: Bé có thể tự ngồi hoặc ngồi vững mà không cần tựa hay trợ giúp. Bé có thể giữ thẳng đầu, không gật gù, xiêu vẹo. Bé tỏ ra hứng thú với các món ăn của người lớn, tóp tép miệng khi nhìn thấy người lớn ăn. Mặc dù ăn dặm kiểu Nhật vẫn còn một số nhược điểm nhỏ nhưng với những lợi ích không thể chối bỏ như vậy, chế độ ăn dặm kiểu Nhật đã và đang được các mẹ kỳ vọng là giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn và hết biếng ăn. Nếu được thực hành thói quen ăn tốt như ăn dặm kiểu Nhật ngay từ ngày đầu tiên bé sẽ ít có khả năng mắc chứng biếng ăn hơn so với ăn dặm truyền thống. Nhiều phương pháp ăn dặm có thể tốt với bé này nhưng lại không phù hợp với bé khác. Trước khi áp dụng phương pháp nào cho con, mẹ cũng nên tìm hiểu thật kỹ và cân nhắc xem cách chế biến, các yếu tố khác có phù hợp với mẹ và bé không rồi hãy quyết định áp dụng nhé.