Trẻ nhỏ bị tiêu chảy là điều rất bình thường. Nhưng tình trạng trẻ bị tiêu chảy kéo dài ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ khiến các phụ huynh hết sức lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các thông tin về bệnh tiêu chảy. 1. Bệnh tiêu chảy là gì? Tiêu chảy: Là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nước ≥ 3 lần trong 24 giờ. Đợt tiêu chảy: Là thời gian được xác định từ ngày đầu tiên bị tiêu chảy tới ngày mà sau đó 2 ngày phân bình thường. Nếu sau 2 ngày trẻ bị tiêu chảy trở lại, thời gian này được tính vào đợt tiêu chảy mới. Tiêu chảy kéo dài là đợt tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài 14 ngày. 2. Các nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ Tiêu chảy do nhiễm khuẩn + Vi khuẩn: Shigella, Salmonella, Yersinia enterocolitica, Escherichia coli, Clostridium difficile, Campylobacter jejuni, Vibrio cholerae, Mycobacterium avium complex + Virus: rotavirus, adenovirus, astrovirus, norovirus, cytomegalovirus, HIV. + Ký sinh trùng: Cryptosporidium, Giardia, Entamoeba histolytica, Isospora, Strongyloides Tác nhân chính là virus rotavirus gây tiêu chảy nặng, đe dọa tính mạng trẻ dưới 2 tuổi. Virus này có thể sống ở môi trường tự nhiên, trong nước trên da, trên mặt tiếp xúc của đồ chơi của bé, bàn ghế…trẻ chạm vào bề mặt bị ô nhiễm và cho tay vào miệng dẫn tới nhiễm khuẩn. Do dị ứng Dị ứng tiên phát: xuất hiện sau khi sinh 3 tháng Dị ứng thứ phát: bị nhiễm khuẩn ở ruột Dị ứng với thức ăn: trẻ bị dị ứng với protein có trong sữa bò, thịt, cá,… Do chế độ ăn uống Chế độ ăn không hợp lý: ăn nhiều đường, thực phẩm dinh dưỡng chứa sorbitol, mannitol, xylitol hoặc các thực phẩm khó tiêu hóa. Bên cạnh đó bé bị biếng ăn bố mẹ không có hướng giải quyết khoa học thường xuyên thay đổi chế độ ăn cho bé khiến bé dễ bị tiêu chảy kéo dài. 3. Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy Tiêu chảy kéo dài được coi là bệnh dinh dưỡng và có liên quan chặt chẽ tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ, nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng ở trẻ. Tình trạng sụt cân ở trẻ do giảm hấp thu các chất dinh dưỡng do kiêng ăn quá mức, ăn thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, nghèo vitamin và các vi lượng. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với đa số trẻ mắc tiêu chảy kéo dài. Do đó, cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng đối với trẻ được biểu hiện bằng sự tăng cân khi tiêu chảy dừng. Điều trị dinh dưỡng nhằm mục đích: Cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ, các protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để giúp phục hồi tổn thương ở niêm mạc ruột và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng toàn thân cho trẻ. Giảm tạm thời lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa trong chế độ ăn hàng ngày. Cho trẻ tránh các loại thức ăn và đồ uống làm tiêu chảy trầm trọng hơn. Cần đảm bảo nhu cầu thức ăn cho trẻ trong giai đoạn phục hồi để điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. -Trẻ + Bú mẹ liên tục, thường xuyên, kéo dài + Nếu không có sữa mẹ, uống sữa giảm hoặc không có lactose, sữa protein thủy phân. – Trẻ > 4 tháng: + Khuyến khích tiếp tục bú mẹ + Chế độ ăn đặc biệt giảm lactose, tăng số lần (6 bữa hoặc hơn) và tổng năng lượng khoảng 150 kcal/kg/ngày Đối với các bé biếng ăn mẹ không nên thay đổi chế độ ăn uống bất ngờ thường xuyên sẽ khiến bé dễ bị tiêu chảy nặng và kéo dài do cơ thể không thích ứng kịp, thay vào đó mẹ nên sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ biếng ăn nguồn gốc thiên nhiên an toàn thành phần có chứa Amomum Fruit – một dạng thảo mộc lành tính, hỗ trợ tiêu hóa để giúp bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, an toàn và bền vững, từ đó giúp bé có thể trạng tốt và một số vitamin và khoáng chất như vitamin B1, B2, B6, kẽm… là những vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bé tránh mệt mỏi, luôn khỏe mạnh và tươi vui mỗi ngày. Nếu trẻ mắc tiêu chảy kéo dài cha mẹ cần chú ý phải bù nước và chất điện giải bằng đường uống cho trẻ. Nếu trẻ bị nặng cần được bù nước bằng đường tĩnh mạch, trẻ cần được bù nước và điện giải ổn định trước khi tiến hành điều trị dinh dưỡng. Ngoài ra tiêu chảy kéo dài là triệu chứng của một số bệnh lý khác không liên quan tới tiêu hóa như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa… Tiêu chảy sẽ tự khỏi khi trẻ điều trị khỏi bệnh lý chính. Sau đợt tiêu chảy cung cấp cho trẻ các vitamin như nhóm B, C, A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, selen, acid folic. Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột.