Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào rất nhièu yếu tố. Là một người mẹ ai cũng mong muốn con mình được nuôi dưỡng mạnh khỏe, bụ bẫm. Tuy nhiên mẹ không biết rằng bé phát triển khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào lượng thức ăn nạp vào mà còn bởi các yếu tố sau đây. 1. Vệ sinh cá nhân cho trẻ Vệ sinh đúng cách đặc biệt quan trọng với trẻ em trong độ tuổi đến trường. Không chỉ đơn giản là đảm bảo cho trẻ trông thật chỉn chu, sạch sẽ bề ngoài mà vệ sinh cá nhân là cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật. 2. Môi trường sống Việc trẻ sinh ra và lớn lên ở môi trường bị ô nhiễm, tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho rằng, một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều chất độc hại sẽ chậm phát triển tư duy hơn so với một đứa trẻ được sinh sống ở môi trường lành mạnh, sạch sẽ. Chính vì thế, môi trường sống của trẻ cần được giữ trong lành, an toàn, lành mạnh nhất để không bị làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Phần lớn các bệnh ở trẻ em đều lây lan từ trường học, nơi mà vi khuẩn phát tán nhanh hơn cả một đám cháy rừng. Vì vậy việc giáo dục trẻ em có thói quen vệ sinh từ khi còn nhỏ dựa trên sự hình thành phản xạ có điều kiện sẽ giúp trẻ có được những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe, trẻ có thể giữ thói quen này đến suốt đời. Đối với trẻ, vệ sinh cá nhân chủ yếu là giữ gìn thân thể sạch sẽ (đầu tóc, mặt mũi, chân tay, răng miệng, quần áo…), vệ sinh đồ dùng cá nhân. Cha mẹ cần dạy trẻ cách rửa mặt, rửa tay chân, đánh răng, chải đầu, mặc quần áo gọn gàng sạch sẽ, sao cho bé thích tắm gội sạch sẽ, rửa mặt, rửa tay trước khi đi ngủ; đánh răng sau khi ăn các bữa chính, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đặc biệt, điều đơn giản nhất nhưng cũng quan trọng nhất là giáo dục trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Việc này hãy bắt đầu từ chính cha mẹ để trẻ học tập, làm theo. 3. Cho trẻ vận động nhẹ và tạo tâm lý thoải mái Cũng như người lớn, trẻ em cần có sự vận động nhằm tăng cường thể chất, thúc đẩy hệ miễn dịch, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn và nhờ đó trẻ cũng trở nên linh hoạt, năng động và khỏe mạnh. Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần ăn uống của trẻ. Không nên la mắng hay ép trẻ ăn quá nhiều, điều này vô tình gây áp lực và trở thành nỗi ám ảnh đối với trẻ về lâu dài. Thay vào đó, các mẹ cần hết sức kiên nhẫn và tạo ra nhiều không khí vui vẻ, dễ chịu để giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn. 4. Bổ sung cần thiết giúp trẻ nhanh phát triển Việc ăn uống đầy đủ, môi trường thoải mái giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển. Tuy nhiên, để trẻ phát triển toàn diện hơn nữa, các mẹ cần bổ sung cho trẻ những dinh dưỡng cần thiết khác. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ cần đảm bảo đáp ứng đủ 4 nhóm: Tinh bột, vitamin, chất đạm, chất béo. Thực phẩm phải được chọn tươi ngon, rõ nguồn gốc và tránh các chất độc hại. Các bữa ăn cho trẻ cần đa dạng hơn, nhằm thay đổi vị giác giúp trẻ hào hứng với bữa ăn. Ngoài các bữa chính, mẹ cũng cần cho trẻ ăn thêm trái cây, uống sữa, dùng các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng được cho phép và hỗ trợ cung cấp năng lượng, dinh dưỡng an toàn. Nên tin dùng những sản phẩm có nguồn gốc thảo mộc và chứa các nhóm vitamin B, C, PP đặc biệt là vitamin D3 và canxi tảo biển. Canxi từ tảo biển và Vitamin D3 dễ hấp thụ, không gây tác dụng phụ giúp trẻ tăng chiều cao, không bị nóng trong, không gây lắng cặn thận. Canxi từ tảo biển là loại canxi hữu cơ, giúp cơ thể hấp thu 97% lượng canxi vào cơ thể, hấp thu tốt hơn so với canxi từ vỏ sò, vỏ mai, và canxi trên thị trường ở dạng vô (canxi carbonat, canxi nitrat…) rất tốt cho các bé còi xương chậm lớn. Mẹ hãy đọc kĩ 4 yếu tố trên và chăm sóc bé thật tốt để bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ nhé. Chúc con yêu của mẹ luôn ngoan và khỏe.