Hội nhập quốc tế đang dần trở thành xu thế lớn trong xã hội, việc thông thạo thêm một ngoại ngữ thứ 2 hay nhiều thứ ngoại ngữ là điều tất yếu mà mỗi người cần được trang bị trước khi bước vào xã hội. Ông bà ta thường cho rằng, nếu bọn trẻ đến tiếng mẹ đẻ cũng học không rành, mà còn dạy chúng học tiếng này tiếng nọ, thế nào cũng khiến chúng bị rối loạn ngôn ngữ thêm mà thôi. Nhưng thực sự có phải như thế không? Cho trẻ học ngoại ngữ thứ 2 từ bao giờ là tốt nhất? Các mẹ cùng đọc bài này nhé! Cho trẻ tiếp xúc ngoại ngữ thứ 2 khi còn quá nhỏ có ảnh hưởng gì không? Người Do Thái là một dân tộc tinh thông về kinh doanh và ngoại ngữ, và không có một ai trong số họ không biết ít nhất 2 ngoại ngữ. Đó là do từ lúc còn là trẻ sơ sinh, họ đã bắt đầu tiếp xúc nhiều thứ ngoại ngữ. Sau đó, họ tiếp tục trưởng thành trong môi trường đa ngôn ngữ, và chính bởi vì trong môi trường đặc biệt như vậy, giúp cho họ có thể phân biệt được nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Kết quả là sau khi lớn lên, trẻ đã có thể học được rất nhiều thứ tiếng một cách tự nhiên dễ dàng. Không chỉ vậy, do không bị bất cứ một ngôn ngữ nào ràng buộc làm ảnh hưởng, nên người Do Thái phát âm hầu như rất chuẩn xác. Một ông bố người Nhật đã đặt rất nhiều tâm huyết vào việc giáo dục con trẻ. Ông đã cho các con học ngoại ngữ từ khi còn rất nhỏ. Dưới sự “dạy dỗ nhiệt tình” của ông bố, bé trai - lúc đó mới 2 tuổi rưỡi, và bé gái chỉ mới 3 tháng tuổi đã có thể nói 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha. Bố của 2 bé lúc đó đã vấp phải nhiều chỉ trích dữ dội từ những người thân bạn bè xung quanh. Họ cho rằng, khi trẻ còn quá nhỏ như vậy, mà đã nhồi nhét biết bao nhiêu là kiến thức cho chúng là một hình thức ngược đãi, thậm chí còn có khả năng khiến tính cách của trẻ phát triển không được bình thường. Nhưng thực tế lại trái ngược với những phán xét của họ, cả gia đình của 2 bé luôn sống vui khỏe và tích cực, điều này như một gáo nước lạnh tát vào những kẻ buông lời chỉ trích trước đây. Từ hai câu chuyện trên, có thể thấy rằng việc cho trẻ học ngoại ngữ từ khi còn nhỏ không hề khiến cho trẻ bị rối loạn ngôn ngữ và ngược lại sẽ giúp cho trẻ tiếp thu được ngoại ngữ thứ 2 một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Ông Ibuka Masaru, người sáng lập ra tập đoàn Sony của Nhật, đã ví von như thế này, bộ não của trẻ, như miếng bọt biển vậy, có thể hấp thu rất nhiều thứ vào trong nó, cho đến khi nó hấp thu một lượng đủ rồi, sẽ tự động ngừng lại. Cho nên, vấn đề mà các bậc phụ huynh nên lo ngại không phải là “cho trẻ quá nhiều” mà là “cho trẻ quá ít”. Giúp trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ thứ hai đúng cách Hãy để con học ngoại ngữ một cách tự nhiên Bố mẹ không nhất thiết phải cho con đến trường lớp, học theo sách vở mà có thể bắt đầu với những bài hát, chương trình tivi, phim hoạt hình, sách truyện vv dành cho trẻ nhỏ với hình ảnh và âm thanh, sinh động giúp bé làm quen với ngôn ngữ mới. Giống trong câu chuyện về ông bố người Nhật nêu trên, cách ông giáo dục con chính là cho chúng học qua radio, nghe rất là vui tai dễ chịu, phát âm rất rõ ràng, lại vô cùng sinh động. Lũ trẻ cứ nghe từ từ, thấm dần theo thời gian, sẽ bắt đầu cảm thấy thích thú, tự chủ động học theo luôn. Linh động kết hợp các kĩ năng: nghe, nói, đọc Cách học ngôn ngữ cũng như học thuộc lòng, phải thường xuyên lặp lại và sử dụng mới có thể thông thạo. Bố mẹ có thể ngoài việc đọc cho con nghe, hoặc cho bé nghe bài hát, radio vv thì đồng thời cũng nên thường xuyên dùng ngôn ngữ thứ 2 để giao tiếp với trẻ khiến trẻ vận dụng não bộ để ghi nhớ cách phát âm và cảm nhận âm vị, và luyện tập sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy lúc nào cho con tiếp xúc với ngoại ngữ thứ 2 sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Theo thí nghiệm từ phòng nghiên cứu tiến hành chụp não bộ, nhà nghiên cứu Patricia Kuhl đã chia sẻ về phát hiện mới trong việc học tập ngôn ngữ của trẻ. Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi bằng cách lắng nghe tiếng nói chuyện của những người xung quanh, thống kê các loại âm thanh này và kết hợp suy luận phức tạp để tìm hiểu về thế giới quanh mình. Kết quả phát hiện các bé sơ sinh trên khắp thế giới đều có khả năng phân biệt các loại ngữ âm của tất cả các loại ngôn ngữ. Điều này vô cùng thú vị, vì đến cả người lớn còn chưa chắc làm được. Kỹ năng nghe của chúng ta bị ràng buộc bởi văn hóa vốn có của mình, nên chúng ta chỉ có thể nhận ra các âm trong phạm vi âm vực từ ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, ngữ âm trong các ngoại ngữ khác chúng ta sẽ nghe không ra có gì khác biệt. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trước 7 tuổi, đều là những thiên tài học tập ngôn ngữ, nhưng sau 7 tuổi năng lực này sẽ giảm dần. Độ tuổi thích hợp cho con tiếp xúc với ngoại ngữ thứ 2 (Patricia K. Kuhl, Ph.D.) Do đó để con trở thành một thiên tài ngoại ngữ, bố mẹ cần bắt kịp thời điểm vàng, và tất nhiên là cho trẻ tiếp xúc càng sớm càng tốt. Ngoài ra để đảm bảo bé có thể học tập được ngoại ngữ thứ 2 một cách tốt nhất, phải luôn chú ý đầu tư một môi trường giáo dục phù hợp với độ tuổi của con. Chúc các ông bố bà mẹ sẽ thành công trong hành trình giúp quen làm quen với ngoại ngữ thứ 2 nhé!