Từ 6 tháng tuổi, khi nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, mẹ mới nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Vậy nếu cho trẻ ăn dặm sớm thì ảnh hưởng gì đến trẻ không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ nhé! 1.Biểu hiện khi trẻ muốn ăn dặm mẹ nên biết Theo lời khuyên của các chuyên gia thời gian bé ăn dặm phù hợp là tháng thứ 6. Tốc độ phát triển của mỗi bé khác nhau do đó nhiều bé sẽ sẵn sàng ăn dặm sớm hơn, khoảng 4-5 tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo thêm dấu hiệu sau đây để biết chính xác thời điểm con sẵn sàng cho một bước chuyển mới. Bé có thể kiểm soát tốt đầu và cổ Tăng cân đều đặn Bé luôn cảm thấy đói, dù vẫn bú đủ, hoặc bú hơn lượng sữa mỗi ngày Bé dùng tay cầm nắm và đưa đồ vật xung quanh vào miệng Có vẻ thèm đồ ăn khi nhìn ba mẹ ăn Miệng, lưỡi của bé phát triển. Bé có khả năng dùng lưỡi đẩy thức ăn vào trong, và nuốt đúng cách Tuy nhiên khi bé có xu hướng ăn dặm sớm do sữa mẹ không còn đủ nhu cầu của bé thì mẹ phải thật cẩn thận với các thực phẩm khi cho bé ăn dặm vì phải đến tháng thứ 6 hệ tiêu hóa của bé mới sẵn sàng để đón nhận thực phẩm khác ngoài sữa. 2. Những ảnh hưởng khi cho bé ăn dặm sớm không chọn lọc thực phẩm kĩ càng. Nguy cơ béo phì cao hơn Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn dặm sớm và nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. So với bé ăn dặm đúng cách, bé ăn dặm sớm có nguy cơ béo phì tăng gấp 3 lần. Dễ gây tổn thương thận Trẻ dưới 4 tháng tuổi (17 tuần tuổi) có hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa đủ sức tiêu hóa protein, lipit từ thực phẩm để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Khi đó, thận của bé sẽ phải hoạt động quá mức quy định mới có thể tiêu hóa hết nguồn dưỡng chất này. Hơn nữa, tiếp xúc với thực phẩm từ sớm, bé có thể gặp phải các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đi phân ngoài sống. Nguy cơ nghẹt thở Khi bé chưa sẵn sàng, sự hoạt động của cơ hàm, lưỡi, hầu và họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Phản xạ nuốt cũng chưa hoàn thiện, bé dễ bị sặc và nghẹn, bởi lưỡi chưa có khả năng đẩy thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa. Trẻ 6 tháng tuổi có nhu cầu năng lượng cao hơn do hoạt động thể chất tăng đột ngột. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm nguồn dự trữ sắt từ lúc mới sinh bắt đầu cạn kiệt. Bé cần thực phẩm ăn dặm để bổ sung thêm năng lượng cũng như lượng sắt cần thiết. Cho bé ăn dặm quá muộn, sau 6 tháng tuổi, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của trẻ. Thậm chí có thể làm trẻ bị suy dinh dưỡng… Bên cạnh cho bé ăn dặm đúng thời điểm mẹ cũng cần quan tâm việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vitamin B, C, D và các khoáng chất kẽm, canxi,…để tăng sức đề kháng, phát triển cao lớn toàn diện về thể chất và trí tuệ. Có thể bổ sung qua thực phẩm hoặc sản phẩm chức năng an toàn thành phần cung cấp đầy đủ các chất trên vừa tiết kiệm thời gian cho mẹ vừa đảm bảo cho bé.