Dấu ấn xuất khẩu gạo Việt trên thị trường quốc tế Lúa gạo là sản phẩm chủ lực giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Để vượt qua khó khăn và thách thức trước những tác động của biến đổi khí hậu, yêu cầu của các thị trường xuất khẩu gạo khó tính,…và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, gia tăng giá trị xuất khẩu cao. Ngành nông nghiệp cần có những thay đổi và định hướng ngành hàng phù hợp. 1. Tín hiệu tích cực của xuất khẩu gạo Việt Nam Thị trường gạo Châu Á đang có những bước chuyển mình rất tích cực. Việt Nam đang dần dần chinh phục các thị trường có khối lượng tiêu thụ lớn như: Trung Quốc, Băng-la-đét,.... Đặc biệt, là tập trung đẩy mạnh khai thác và phục vụ thị trường tiềm năng EU. Bởi lẽ, thị trường này khá rộng lớn cùng với đó là những ưu đãi về thuế sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt. Ngoài ra, khi gạo đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào thị trường EU sẽ là một " tín chỉ " để có thể dễ dàng tham gia xuất khẩu đến bất kỳ thị trường nào thế giới. Đồng thời, Việt Nam còn chú trọng và quan tâm đến việc đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tập trung cải thiện và nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng , và đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu Các doanh nghiệp gạo Việt đang bắt đầu có những chuyển dịch mạnh mẽ về chủng loại gạo xuất khẩu. Tập trung vào phát triển các loại gạo ngon và có giá trị cao như: gạo ST24, gạo ST25, gạo Jasmine, gạo Lài Sữa, gạo Đài Thơm 8..... giảm dần canh tác các loại gạo cấp thấp. Bên cạnh việc tăng cường chọn tạo và phát triển các giống lúa để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ngành nông nghiệp còn ưu tiên chọn các giống gạo đặc sản, điển hình như giống gạo ST24, gạo ST25 - gạo ngon nhất thế giới. Tham khảo >>> Mua gạo ST25 chính hãng ở đâu ? Thị trường xuất khẩu gạo đang rất cạnh tranh, việc đầu tư phát triển gạo chất lượng cao không chỉ gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc , EU,... Và làm tăng lợi thế cạnh tranh so với với các doanh nghiệp xuất khẩu ấn Độ, Thái Lan, Pa-ki-xtan,.. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đẩy mạnh việc kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để sản phẩm có chất lượng đồng nhất và đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả những điều đó sẽ góp phần tạo nên thương hiệu gạo Việt Nam một cách rõ nét và bền vững. 3. Những thách thức cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam Với lối canh tác truyền thống người dân còn quá lạm dụng vào phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật gây ra những ảnh hưởng xấu đến con người, môi trường tự nhiên và chất lượng sản phẩm. Lúa gạo Việt Nam chỉ được xếp vào hàng có chất lượng thấp hoặc trung bình. Do đó, làm giảm đi năng lực cạnh tranh so với các đối thủ. Việc thay đổi tư duy canh tác của người nông dân đang là vấn hết sức khó khăn. Cơ sở hạ tầng của ngành Nông nghiệp còn yếu kém đã làm hạn chế rất nhiều cho sản lượng và chất lượng của cây trồng Nằm trong nhóm năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước những biến đổi khí hậu, nông nghiệp Việt Nam đứng trước thách thức lớn trong quá trình canh tác. Đặc biệt, là vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long - lớn nhất cả nước thường xuyên bị hạn hạn, xâm nhập mặn. Ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. 4. Cơ hội bức phá trên thị trường xuất khẩu gạo. Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo và được biết đến là công trường sản xuất lúa gạo lớn của thế giới. Hai đầu tàu phát triển nông nghiệp lớn nhất của cả nước là Đồng Bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hai nguồn cung chủ lực cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm khuyến khích phát triển và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp. Tập trung vào việc tháo gỡ các điểm tắc nghẽn để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành theo hướng mới. Các doanh nghiệp Việt đang có những hướng đi đúng đắn trong tương lai. Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường toàn cầu, hướng tới sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Tóm lại, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình tại thị trường thế giới. Sự chủ động nâng cao giá trị hạt gạo, thay đổi kịp thời các chủng loại gạo để sản xuất, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường là một bước đi đúng đắn và có định hướng rõ ràng.